Kết quả tra cứu
Quản trị viên
23/08/2024
Bình thường, chân răng được bao quanh bởi xương ổ răng thông qua nhóm dây chằng quanh răng. Bên ngoài xương ổ răng có lớp xương vỏ cứng chắc, tạo nên hình thể của xương hàm.
Xương hàm mỏng là thuật ngữ dùng để chỉ thể tích xương ổ răng bao xung quanh chân răng cũng như thể tích xương vỏ bị mỏng hơn so với bình thường.
Nha khoa Lạc Việt Intech xin chia sẻ giúp quý khách hàng dấu hiệu nhận biết xương hàm mỏng và giải đáp thông tin xương hàm mỏng có niềng được không cụ thể.
Để xác định được xương hàm của bạn có đủ thể tích cho mục tiêu điều trị hay không, bác sĩ cần chụp phim X quang để đánh giá. Phim thường được sử dụng là phim đo sọ nghiêng Cephalometric hoặc phim cắt lớp vi tính chùm tia hình nón CTCB.
Niềng răng là biện pháp sử dụng các khí cụ chuyên dụng để tác động lực dịch chuyển răng về vị trí mong muốn. Cơ chế dịch chuyển răng là hiện tượng tiêu bồi xương diễn ra một cách liên tục và cân bằng nhau. Điều này có nghĩa là ở phía răng di chuyển đến thì xương bị tiêu đi, ở phía đối diện xương sẽ được bồi lại để đảm bảo chân răng được an toàn trong xương.
Trường hợp 1: Đối với các trường hợp hô hay móm nặng, bác sĩ có kế hoạch nhổ răng và kéo lui khối răng cửa hàm trên hoặc hàm dưới về phía sau để cải thiện vấn đề. Nếu bạn có xương hàm mỏng, sự kéo lui này sẽ bị giới hạn, nghĩa là bác sĩ không thể kéo tối đa vùng răng trước như mong muốn.
Kết luận: Như vậy, xương hàm mỏng trong trường hợp hô hoặc móm nặng không nên niềng răng vì sẽ có nhiều nguy cơ.
Trường hợp 2: Với các trường hợp không có nhổ răng và không cần kéo lui nhiều, bác sĩ sẽ tiên lượng trục của răng sau khi niềng răng để quyết định xem bạn có nên niềng răng hay không. Trong nhiều trường hợp, khi gắn mắc cài để điều chỉnh răng, chân răng sẽ dịch chuyển khỏi vị trí hiện tại và làm tiêu xương nếu xương hàm quá mỏng.
Kết luận: Như vậy các trường hợp này cần sự đánh giá kĩ lưỡng của bác sĩ niềng răng giỏi, giàu kinh nghiệm để tránh những hậu quả không mong muốn.
+ Khi răng dịch chuyển trong vùng xương mỏng, nếu bác sĩ không kịp phát hiện và chỉnh sửa kịp thời, chân răng sẽ tiến gần và chạm vào xương vỏ.
+ Khi chân răng và vỏ xương chạm nhau sẽ gây ra hiện tượng tiêu xương hoặc tiêu chân răng.
+ Dấu hiệu nhận biết là chân răng trên phim X quang bị ngắn hơn so với ban đầu, răng có thể lung lay nhiều. Trong miệng, bạn có thể quan sát thấy lợi bị tụt dần, lộ chân răng và ê buốt nhiều.
Nếu thấy những dấu hiệu này, hay trao đổi với bác sĩ của bạn ngay lập tức để xử lý kịp thời.
Như vậy qua các phân tích phía trên, có thể khẳng định rằng xương hàm mỏng có thể niềng răng được hay không sẽ tùy từng trường hợp. Nếu bác sĩ đã đưa ra các chẩn đoán và kế hoạch điều trị cho phép dịch chuyển răng bằng niềng răng thì dưới đây là những phương pháp bạn có thể lựa chọn:
Khí cụ sử dụng trong phương pháp này là các hạt mắc cài được gắn ở mặt ngoài của thân răng, cùng với dây cung và các khí cụ khác như chun kéo, lò xo,…Nhờ những thiết kế cơ học của bác sĩ, răng sẽ dịch chuyển về vị trí mong muốn.
Với mắc cài mặt ngoài, vật liệu chế tạo có thể làm từ kim loại hoặc sứ. Mắc cài kim loại có chi phí rẻ hơn nhưng ít thẩm mỹ hơn, ngược lại niềng răng mắc cài sứ có màu gần giống màu của răng nên tạo cho người dùng cảm giác tự tin hơn.
Cơ chế dịch chuyển răng của mắc cài mặt trong tương tự như mắc cài mặt ngoài, chỉ khác là các hạt mắc cài được gắn ở mặt trong của thân răng. Chính vì lí do này mà đây còn được gọi là phương pháp niềng răng “giấu mắc cài”.
Đây là phương pháp niềng răng có tính thẩm mỹ cao nhất trong các loại hình niềng răng hiện nay. Khí cụ sử dụng là một loạt các khay trong suốt được thiết kế riêng cho từng bệnh nhân để dịch chuyển các răng theo kế hoạch được lên sẵn.
Hi vọng bài viết đã cung cấp cho bạn các thông tin hữu ích về chủ đề “xương hàm mỏng có niềng răng được ”. Nếu bạn còn bất kì thắc mắc nào, hãy liên hệ với chúng tôi để được giải đáp nhé!
Tin cùng chủ đề