KHÔNG BIẾT CÓ THAI ĐI NHỔ RĂNG CÓ SAO KHÔNG?

Seo ngon

22/09/2024

Nhổ răng khi mang thai có sao không? Liệu có ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ và bé, chúng ta cùng nhau tìm hiểu về chủ đề này nhé!

Nhổ răng khi mang thai có sao không? Liệu có ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ và bé, chúng ta cùng nhau tìm hiểu về chủ đề này nhé!

Chào bác sĩ, cháu năm nay 20 tuổi, ngày 22/2 do thấy chậm kỳ kinh cháu đã dùng que thử, phát hiện đang mang thai. Do không biết có thai, cháu đã đi nhổ răng sâu vào ngày 17/2, bác sĩ có sử dụng thuốc tê trong quá trình chữa răng và kê đơn một số loại kháng sinh, thuốc giảm đau. Hiện tại, cháu rất lo lắng uống thuốc giảm đau và gây tê sẽ ảnh hưởng đến thai nhi. Nên cháu muốn hỏi ” Không biết có thai đi nhổ răng có sao không? có để lại ảnh hưởng xấu gì đến cơ thể mẹ bầu và bé?” và khi mang thai cần để ý những vấn đề gì về răng miệng. Do cháu ở thị trấn xa trung tâm thành phố Điện Biên, y tế chưa phát triển nên rất mong sớm nhận được phản hồi của bác sĩ.

Chào bạn, Cám ơn bạn đã tin tưởng và chia sẻ tình trạng sức khoẻ với trung tâm Nha Khoa Lạc Việt chúng tôi. Với câu hỏi của bạn, tôi nhận ra bạn chưa có nhiều hiểu biết về các bệnh lý của răng miệng trong khi mang bầu. Nha sĩ bên chúng tôi sẽ giải đáp các vấn đề và đưa ra lời khuyên cho tình trạng của bạn như sau:

Lời khuyên của nha sĩ

Theo những thông tin bạn cung cấp ở trên, do không biết có thai đi nhổ răng, nha sĩ yêu cầu đơn thuốc mới có thể đánh giá được việc nhổ răng của bạn có gây ảnh hưởng gì đến thai nhi không.


Không có biết thai đi nhổ răng có sao không?

Về mặt lý thuyết, thuốc tê không gây ảnh hưởng gì cho em bé, do đó việc nhổ răng không có vấn đề gì đối với bạn. Tuy nhiên, bạn nên chọn BV sản khoa lớn có uy tín để được thăm khám về tình trạng thai nhi, theo dõi và tầm soát dị tật thai nhi theo đúng thời gian quy định vì nếu đơn thuốc bạn sử dụng có thuốc cấm bà bầu sử dụng sẽ gây đến sự phát triển của bé. Bác sĩ đo huyết áp, làm xét nghiệm nước tiểu nhằm xác định có bệnh lý tiền sản giật hay không. Các xét nghiệm khác thì tuỳ theo các dấu hiệu thăm  khám được trên thực tế mà bác sĩ sẽ chỉ định khi cần.

Tri thức về nha khoa khi mang bầu mà bạn nên biết:

Vì sao phụ nữ mang thai thường mắc các bệnh về răng

Do hệ xương của thai nhi hình thành nên dẫn đến sự thay đổi về  lượng canxi trong cơ thể người mẹ. Trong máu của người mẹ khi ấy không đủ canxi và cơ thể đòi hỏi phải cung ứng thêm lượng canxi. Do vậy, răng miệng trở nên yếu ớt dễ nhiễm bệnh hơn, là điều kiện cho các bệnh về răng miệng phát triển mạnh mẽ, gây ra viêm, nhiễm trùng răng miệng, sâu răng, sưng lợi nghiêm trọng.

Mặt khác, khi mang thai cơ thể phụ nữ sẽ có sự thay đổi về hormone (estrogen và progestorome) dễ gây ra tình trạng viêm lợi, tăng sự tích tụ của chất vôi và các loại vi khuẩn. Đây là nguyên nhân chủ yếu gây sâu răng ở mẹ bầu.

Nha sĩ có lời khuyên, các bà bầu nên kiểm tra định kì trước và trong thời kỳ mang thai, từ 3-6 tháng/lần để kịp thời can thiệp khi răng miệng có dấu hiệu bị bệnh.

Sức khỏe răng miệng của người mẹ ảnh hưởng đến thai nhi như thế nào?

Việc mẹ bầu bị mắc bệnh về răng miệng đặc biệt là sâu răng sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển thai nhi vô hình chung em bé có sức đề kháng sau khi ra đời sẽ kém hơn.


Nhổ răng khi mang thai bạn cần tìm đến nha khoa uy tín

Phụ nữ khi mang thai bị sâu răng dẫn đến đau đớn, chán ăn dẫn đến thiếu hụt dinh dưỡng cho thai nhi; dễ căng thẳng, stress nên sinh con ra sẽ có hệ tiêu hóa kém hiệu quả, hệ miễn dịch kém hơn dễ mắc các loại bệnh.

Ngoài ra, việc vi khuẩn răng miệng phát triển mạnh có thể gây nhiễm trùng máu; xâm nhập vào máu thông qua nướu, di chuyển tới tử cung. Chúng sẽ kích hoạt sản xuất một hóa chất có tên prostaglandin chống lại nhiễm trùng, chất này có khả năng kích thích co thắt tử cung dễ dẫn đến sinh non. Vậy nên, việc chăm sóc sức khoẻ răng miệng cho mẹ bầu là điều cần thiết.

Những ảnh hưởng xấu của việc nhổ răng khi đang mang thai

Các nha sĩ khuyên rằng, trong thời gian mang thai không nên có bất kì sự can thiệp nào về răng miệng thậm chí chỉ là trám hay lấy cao răng vì có thể gây nhiễm trùng huyết ảnh hưởng đến thai nhi. Ở trường hợp khẩn cấp ( sâu răng nặng, răng bị phá hủy, kết cấu răng không còn nguyên vẹn ảnh hưởng lớn đến khả năng ăn nhai ) bắt buộc phải nhổ bỏ hoặc điều trị sâu răng, bạn nên đến nha khoa để được tư vấn và điều trị. Việc uống thuốc kháng sinh cũng phải tuân theo chỉ định của bác sĩ.

Nếu phải can thiệp nhổ răng thì thời điểm nhổ răng thuận lợi nhất của bệnh nhân mang thai là 3 tháng giữa thai kỳ ( từ tháng thứ 4-6). Vì thời gian này thai nhi đã ổn định,  cơ thể mẹ dần thích nghi, khỏe mạnh hơn so với 3 tháng đầu. 3 tháng đầu vô cùng quan trọng, chỉ một tác động nhạy cảm lên cơ thể cũng sẽ gây ra ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển của bé. 3 tháng cuối thai kỳ là thời điểm thai nhi đã phát triển hoàn chỉnh, em bé lớn hơn gây chèn ép cơ thể mà việc khám răng đòi hỏi bạn phải nằm lâu trên ghế  gây ảnh hưởng đến chất lượng khám và điều trị răng miệng. Ngoài ra, đau đớn trong quá trình nhổ răng có thể dẫn đến sinh non.

Trên đây là những giải đáp của nha sĩ dành cho trường hợp của bạn, nếu còn thắc mắc hoặc có nhu cầu thăm khám, bạn có liên hệ sớm với chúng tôi theo số hotline để được tư vấn miễn phí. Trân trọng!

Bài viết này có hữu ích không?

Chưa có bài đánh giá.

Tin cùng chủ đề

Chăm sóc sau khi nhổ răng khôn: Làm gì để hồi phục nhanh?
Sau khi nhổ răng khôn, việc chăm sóc đúng cách đóng vai trò quan trọng giúp vết thương nhanh lành, hạn chế đau nhức và ngăn ngừa biến chứng. Bài viết sau sẽ hướng dẫn cô chú/anh chị những lưu ý cần thiết để bảo vệ sức khỏe răng miệng hiệu quả sau khi nhổ răng khôn.
Viêm nha chu: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị dứt điểm
Viêm nha chu là bệnh răng miệng phổ biến nhưng nguy hiểm tiềm ẩn, có thể từ viêm lợi nhẹ đến tiêu xương nghiêm trọng thậm chí mất răng vĩnh viễn. Bài viết này sẽ giúp cô chú/anh chị hiểu rõ nguyên nhân sâu xa, nhận diện các dấu hiệu cũng như các phương pháp điều trị và phòng ngừa hiệu quả để bảo vệ hàm răng chắc khỏe.
Viêm tủy răng: Các dấu hiệu nhận biết, hậu quả và cách điều trị
Viêm tủy răng là một bệnh lý nghiêm trọng bên trong răng, đe dọa sức khỏe và thẩm mỹ nụ cười. Việc phát hiện sớm các dấu hiệu từ giai đoạn nhẹ đến muộn, hiểu rõ hậu quả nguy hiểm và tầm quan trọng của điều trị kịp thời sẽ giúp bạn bảo tồn răng thật một cách hiệu quả nhất.
Răng ê buốt: Nguyên nhân, hậu quả và cách điều trị dứt điểm
Cảm giác ê buốt răng đột ngột khi ăn đồ nóng, lạnh, chua hay ngọt không chỉ gây khó chịu mà còn là lời cảnh báo về sức khỏe răng miệng tiềm ẩn. Hãy cùng Nha khoa Lạc Việt Intech khám phá nguyên nhân răng ê buốt và cập nhật những giải pháp điều trị răng ê buốt hiệu quả, an toàn để giúp duy trì tình trạng răng miệng ổn định và khỏe mạnh.
Điều trị tủy răng: Thời gian điều trị và các yếu tố ảnh hưởng
Điều trị tủy răng không chỉ giúp chấm dứt cơn đau dai dẳng mà còn bảo tồn răng thật, duy trì chức năng ăn nhai và ngăn ngừa những biến chứng nghiêm trọng. Bài viết sẽ giúp cô/chú/anh/chị hiểu rõ quy trình điều trị, thời gian thực hiện, các yếu tố ảnh hưởng và cách chăm sóc răng sau điều trị tuỷ hiệu quả.
Viêm lợi trùm răng khôn: Nguyên nhân, dấu hiệu và giải pháp điều trị
Viêm lợi trùm răng khôn là tình trạng thường gặp ở người trẻ, gây đau nhức, sưng đỏ, và có thể dẫn đến nhiễm trùng nếu không điều trị kịp thời. Bài viết này sẽ cung cấp thông tin chi tiết về nguyên nhân gây bệnh, các triệu chứng điển hình giúp cô/chú/anh/chị nhận biết sớm, cùng các phương pháp điều trị tiên tiến và hiệu quả.

Đăng ký tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn