NHỮNG ĐIỂM CẦN LƯU Ý KHI TRỒNG RĂNG HÀM BỊ SÂU

Nguyễn Hoàng Giang

22/09/2024

Có nhiều cách để xử lý tình trạng sâu răng hàm. Sau đây là bài viết về trồng răng hàm bị sâu – một giải pháp được coi là giải quyết triệt để căn bệnh này.

Khi nào cần trồng răng hàm bị sâu?


Trồng răng hàm bị sâu có được không?

Cấu trúc răng hàm của người trưởng thành gồm 8 răng hàm nhỏ (4 răng mỗi hàm trên – dưới) và 12 răng hàm lớn (6 răng mỗi hàm trên – dưới). Đây là những răng ở phía trong của hàm, đảm nhiệm chức năng nhai chính nhưng lại tương đối khó làm vệ sinh hơn so với răng cửa, răng bên. Chính vì điều này, cùng với thói quen vệ sinh răng miệng chưa đúng, mà nhiều người Việt mắc bệnh sâu răng hàm.

Sâu răng có nhiều mức độ khác nhau, tương ứng với đó là các phương pháp điều trị khác nhau. Ở mức độ nhẹ, bác sĩ chỉ cần nạo sạch những vết sâu, những mô răng hỏng và vệ sinh sạch sẽ. Sau đó các lỗ sâu răng sẽ được thực hiện hàn trám để vừa tái tạo hình dáng của răng lại vừa ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập trở lại.

Nếu răng hàm có lỗ sâu rất lớn hoặc đã gãy vỡ, nha sĩ cần loại bỏ các vết sâu cũng như điều trị tủy. Tiếp theo, răng sâu sẽ được thiết kế mão sứ để bọc lên bên ngoài, tạo thành lớp áo chắc chắn bảo vệ răng thật còn sót lại đồng thời phục hình thẩm mỹ cho răng.

Trường hợp xấu nhất là răng hàm có lỗ sâu lớn hoặc gãy vỡ, gây tổn thương phần tủy, thậm chí áp xe, chết tủy. Đây chính là lúc cần nhổ chiếc răng này và trồng răng hàm bị sâu.

Khi răng hàm bị sâu nặng, trám răng sâu hoặc bọc răng sứ không có tác dụng, bạn cần nghĩ đến việc nhổ răng sâu, sau đó trồng răng thay thế. Răng mới được trồng vào vừa khắc phục thẩm mỹ lại vừa tránh tình trạng tiêu xương ổ răng, tránh các răng lành còn lại bị xô lệch, từ đó ảnh hưởng đến toàn bộ hàm răng.

Trồng răng hàm bị sâu bằng phương pháp nào?


Trồng răng hàm bị sâu bằng phương pháp nào thì hiệu quả?

Hiện nay có rất nhiều giải pháp phục hồi nha khoa hiện đại phù hợp để thay thế răng hàm bị sâu. Bạn có thể cân nhắc trồng răng sứ hoặc cấy ghép implant khi bị mất răng hàm.

Trồng răng hàm bị sâu bằng cầu răng sứ

Trồng răng sứ là phương pháp phục hình cho răng đã bị mất bằng cách bắc cầu. Phương pháp này sử dụng dải răng sứ gồm ít nhất ba răng để đặt vào khoảng trống mất răng. Trong đó, 2 mão răng sứ 2 bên có tác dụng như “trụ cầu”, chụp lên 2 răng còn lành của khách hàng. Răng giả nằm ở giữa 2 mão này.

Để chụp mão răng lên, cần phải mài 2 răng lành ở 2 bên phần răng bị sâu. Điều này khiến cho răng bị yếu đi đáng kể, dẫn đến cùi răng dễ nứt gãy nếu bị tác động lực quá mạnh.

Ưu điểm của phương pháp này là chi phí hợp lý, mang lại tính thẩm mỹ cao và khả năng ăn nhai tốt như răng thật. Răng thay thế có thể bền tới 10 năm. Tuy nhiên, phương pháp làm cầu răng có nhược điểm phải mài răng cũng như giảm hiệu quả nhai nếu bị tiêu xương răng do tuổi tác.

Trồng răng hàm bị sâu bằng cấy ghép implant

Cấy ghép implant được xem là kỹ thuật phục hồi răng bị mất hiện đại và tân tiến nhất hiện nay.

Cụ thể, trụ implant được đặt vào bên trong xương hàm, thay thế cho phần chân răng bị mất. Một trụ implant sẽ tương đương với một chân răng. Sau khi trụ implant và xương hàm tích hợp chặt chẽ với nhau thành 1 thể thống nhất thì mão răng sứ sẽ được phục hình lên trên trụ implant thông qua khớp nối, tạo thành một chiếc răng hoàn chỉnh giống hệt như răng thật.

Phục hồi mất răng hàm bằng phương pháp trồng răng implant

Giải pháp trồng răng implant đem lại cho bệnh nhân một hàm răng đều đặn, chắc chắn, bệnh nhân có thể ăn nhai hoàn toàn bình thường mà không phải kiêng bất kỳ một loại thực phẩm nào. Ngoài ra, phương pháp phục hình răng hàm này giúp hạn chế tối đa tình trạng răng bị xô lệch, đổ về vị trí răng mất, cũng như ngăn chặn tình trạng tụt nướu, tiêu xương do mất răng lâu ngày.

Phương pháp cấy ghép implant có độ bền phổ biến từ 10 – 25 năm, tùy theo chất liệu dùng làm chân răng và răng thay thế. Đặc biệt, răng thay thế nếu được chăm sóc đúng cách, có thể sử dụng vĩnh viễn suốt đời.

Do những ưu điểm trên, phương pháp trồng implant để thay thế răng hàm bị sâu được nhiều khách hàng tại Nha Khoa Lạc Việt lựa chọn. Với phương pháp này, chi phí bỏ ra có thể cao hơn dùng cầu răng, tuy nhiên có thể chữa dứt điểm tình trạng sâu răng hàm, đem lại sự thoải mái và yên tâm cho người sử dụng.

Trên đây là giải đáp của chúng tôi về các giải pháp trồng răng hàm bị sâu, những điều cần lưu ý. Để biết chính xác răng hàm của bạn đã sâu đến mức độ nào, khi nào cần nhổ bỏ và trồng răng thay thế, hãy tới Nha Khoa Lạc Việt để được nha sỹ kiểm tra trực tiếp và tư vấn.

Nếu bạn vẫn còn đang đau đầu trong việc tìm giải pháp giải quyết khiếm khuyết cho những chiếc răng cũng như muốn tìm hiểu về phương pháp khắc phục thẩm mỹ và chức năng ăn nhai cho răng của mình. Đừng ngần ngại hãy liên hệ ngay với hotline của Nha khoa Lạc Việt để nhận được những thông tin về tình trạng răng của mình cũng như chi phí chuẩn xác nhất. Khách hàng có thể trực tiếp ghé qua Nha khoa Lạc Việt tại:

 

 

Bài viết này có hữu ích không?

Chưa có bài đánh giá.

Tin cùng chủ đề

Bị mất 1 răng hàm có sao không?
Mất 1 răng hàm là tình trạng rất thường gặp trong các bệnh lý răng miệng. Vì vậy rất nhiều bạn băn khoăn rằng mất 1 răng hàm có sao không? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho các bạn thông tin về vai trò của răng hàm và hậu quả của tình trạng mất 1 răng hàm, hãy cùng theo dõi nhé.
TOP 5 cách chữa hôi miệng bằng dầu dừa 99% hiệu quả
Trong dầu dừa có chứa nhiều axit béo và các chất oxi hóa có tác dụng ức chế sự hình thành của vi khuẩn. Do vậy, chữa hôi miệng bằng dầu dừa được nhiều người áp dụng như một “bài thuốc” hiệu quả.
Xem tướng răng cửa dự đoán giàu nghèo chính xác tới 95,5%
Từ xưa đến nay, người ta đã quan niệm “Cái răng cái tóc là góc con người” bởi hàm răng và mái tóc chính là những tiêu chuẩn không thể thiếu khi đánh giá một người. Bên cạnh đó, thông qua hàm răng, chúng ta có thể đoán được tính cách, vận mệnh con người ra sao. Cùng tìm hiểu bí quyết xem tướng răng cửa qua bài viết sau đây!
KHÔNG BIẾT CÓ THAI ĐI NHỔ RĂNG CÓ SAO KHÔNG?
Nhổ răng khi mang thai có sao không? Liệu có ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ và bé, chúng ta cùng nhau tìm hiểu về chủ đề này nhé!
NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT KHI TRẺ 4 TUỔI BỊ SÂU RĂNG HÀM
Trẻ nhỏ là đối tượng dễ bị sâu răng bởi hàm răng nhạy cảm, non yếu, đặc biệt trẻ 4 tuổi bị sâu răng hàm rất phổ biến bởi đây là lúc trẻ ăn vặt khá nhiều mà chưa ý thức được vấn đề vệ sinh răng miệng của mình.
5 Dấu hiệu tiêu xương răng dễ nhận biết nhưng bị bỏ qua
Tiêu xương răng là một vấn đề nha khoa phổ biến, ảnh hưởng không nhỏ đến thẩm mỹ và chức năng ăn nhai của răng miệng. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, tình trạng này có thể dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng. Vậy làm sao để nhận biết sớm các dấu hiệu tiêu xương răng? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn tình trạng này và nhận biết sớm được chúng.

Đăng ký tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn