Trụ lành thương trong cấy ghép implant và những điều cần biết.

Quản trị viên

11/06/2024

Trụ lành là thành phần chuyển tiếp, có vai trò thiết lập lại giải phẫu lợi, là một thành phần và là một bước rất quan trọng trong phẫu thuật cấy ghép implant.

Trụ lành thương (healing abutment) trong cấy ghép implant là gì?

Trụ lành thương, thuật ngữ chuyên ngành gọi là Healing Abutment, là một cấu trúc dùng để định hình lợi, nhằm tái lập lại lỗ lợi khi phẫu thuật trồng răng implant.

Trụ lành thương có thể được làm từ titanium hoặc từ zirconia. Trụ lành thương có thể có hình dạng trụ thuôn thiết diện tròn (trụ lành thương sản xuất sẵn), hoặc có hình dạng giống với hình dạng thân răng của từng người (trụ lành thương cá nhân hóa).

Trụ lành thương sản xuất sẵnHình ảnh trụ lành thương sản xuất sẵn

trụ lành thương cá nhân hóaHình ảnh trụ lành thương cá nhân hóa

Vai trò của trụ lành thương trong cấy ghép implant.

Để biết rõ vai trò của trụ lành thương, chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu về giải phẫu sinh lý của một chiếc răng thật.

   >>> Xem thêm: Trụ lành thương giải phẫu cá nhân hóa là gì?

Giải phẫu sinh lý của răng thật và răng implant.

Về mặt giải phẫu, một chiếc răng thật được cấu tạo bởi 4 bộ phận: chân răng, thân răng (ngà răng), men răng và tủy răng.

cấu tạo của răng

Chân răng:

Chân răng là phần nằm trong xương hàm, tùy theo răng, chân răng có thể có hình thuôn oval hoặc hình thuôn thắt số 8, mỗi một răng có thể có 1 chân, 2 chân, 3 chân hoặc 4 chân. Đây chính là điểm khác biệt lớn nhất giữa chân implant và chân răng, trong khi chân implant luôn có hình tròn trụ thuôn, thì chân răng lại không có hình dạng như vậy.

Ngày nay, với sự phát triển của Scanning và in 3D, các nhà lâm sàng đang thử nghiệm giải pháp dựng 3D tái tạo lại chân răng đã mất, sau đó sản xuất ra một chân implant cá nhân hóa giống đúc chân răng của chiếc răng đã mất, tuy nhiên do những khó khăn về mặt phẫu thuật, giải pháp này mới chỉ dừng lại ở thử nghiệm trên động vật.

chân răngHình ảnh so sánh một chân implant cá nhân hóa bằng zirconia (màu trắng) và một chân implant sản xuất sẵn (màu đen)

Thân răng:

Thân răng là phần tiếp nối từ chân răng, thân răng có hình thể khác nhau tùy theo răng, răng cửa thường có hình tam giác, răng cối nhỏ thường có hình trứng, răng hàm lớn thường có hình thang hoặc hình bình hành. Đối với răng implant, phần trụ phục hình chính là phần mô phỏng lại thân răng thật, có vai trò như một thân răng.

Thiết diện cắt ngang răngHình thể nhìn từ trên xuống thân răng có hình dạng khác nhau tùy theo từng răng và từng người.

Về mặt chức năng, thân răng vừa có vai trò cơ học, vừa có vai trò sinh học, vừa có vai trò thẩm mỹ. Thân răng được chia thành hai phần, một phần nằm trong lợi, là nơi để lợi bám vào, từ đó định dạng hình thể lợi cho từng người khác nhau, đồng thời cũng tạo ra một hàng rào sinh học mà thuật ngữ chuyên môn gọi là “khoảng sinh học” ngăn không cho vi khuẩn và các tác nhân từ môi trường miệng tác động xuống tổ chức quanh răng phía dưới.

khoảng sinh họcKhoảng sinh học là một cấu trúc cực kỳ quan trọng của răng thật, khi mất răng, khoảng sinh học sẽ bị mất, khi trồng implant, việc tái lập lại khoảng sinh học sẽ quyết định thành công lâu dài của răng implant.

Khi bị mất răng, phần lợi sẽ phát triển bịt kín huyệt ổ răng, khi cấy implant, bác sĩ cần phải tạo hình lại lợi, để lắp phần trụ phục hình vào.

Trụ lành thương cá nhân hóa

Men răng:

Men răng chính là phần bao bọc xung quanh phần thân răng trên lợi, nó có vai trò thẩm mỹ và nhai nghiền thức ăn.

Đối với răng implant, phần răng sứ trên implant chính là phần mô phỏng lại phần men răng, với vai trò thẩm mỹ trắng và nhai nghiền thức ăn tương tự men răng.

trụ phục hình giải phẫu cá nhân hóa

Tủy răng:

Là phần nằm giữa răng, chứa thần kinh và mạch máu, cùng với mô nha chu đóng vai trò cảm giác và cảm biến áp lực nhai. Đây là phần răng implant không có, vì vậy, một răng implant dù tốt tới đâu cũng không thể bằng một răng thật khỏe mạnh, răng implant sẽ không mang lại cảm giác khi ăn nhai như răng thật.

Vai trò của trụ lành thương.

Như đã phân tích ở trên, trụ lành thương chính là phần nối từ cổ implant ra khỏi lợi, nó có 2 vai trò sau:

Tạo điều kiện cho lợi lành thương sau khi phẫu thuật, trước khi đặt trụ phục hình (trụ abutment) và răng sứ.

Khi phẫu thuật đặt trụ implant, nha sĩ sẽ phải tiến hành lật lợi, sau đó sẽ phải đặt một trụ lành thương cho lợi liền, mới tiến hành lắp trụ phục hình và răng sứ được.

Về mặt cơ chế sinh học, trụ lành thương khi được đặt vào vùng lợi sẽ có vai trò kích thích cơ thể sinh ra một lớp biểu mô lát, là tiền đề cho việc tái lập khoảng sinh học quanh implant sau khi gắn trụ phục hình.

trụ lành thương cá nhân hóaHình ảnh biểu mô lát tầng được hình thành sau khi đặt một trụ lành thương chế tác sẵn bằng titanium

Tạo lại hình thể giải phẫu cho lợi quanh răng implant.

Trong công nghệ trồng răng implant cá nhân hóa, việc sử dụng trụ lành thương cá nhân hóa còn có vai trò tái lập lại hình thể giải phẫu chuẩn của lợi, đây là một bước rất quan trọng giúp răng implant đạt được mức độ thẩm mỹ cao và tính sinh học cao.

trụ lành thương giải phẫu cá nhân hóaMột trường hợp sử dụng trụ lành thương giải phẫu cá nhân hóa bằng zirconia để tái tạo lại hình thể lợi

Phân loại trụ lành thương.

Tương tự như trụ phục hình, trụ lành thương cũng gồm có hai loại: loại sản xuất sẵn và loại sản xuất cá nhân hóa.

trụ lành thương cá nhân hóaHình ảnh trụ lành thương cá nhân hóa (màu trắng) và trụ lành thương sản xuất sẵn (màu đen)

Trụ lành thương sản xuất sẵn (healing Cap):

Trụ lành thương sản xuất sẵn có hình dạng trụ thuôn thiết diện tròn, có nhiều đường kính và chiều cao khác nhau, được sản xuất từ titanium thuần chất, nó chỉ có một vai trò duy nhất là giúp lợi lành thương sau phẫu thuật, không có khả năng tái lập giải phẫu lợi.

Trụ lành thương giải phẫu cá nhân hóa (Healing Customized):

 >>> Xem bài chi tiết: Trụ lành thương giải phẫu cá nhân hóa là gì?

Là loại được chế tác theo cá nhân cho từng người, từng răng dựa trên giải phẫu chuẩn vùng lợi và huyệt ổ răng của răng chuẩn giải phẫu. Healing Customized ngoài có vai trò giúp lợi lành thương, còn có vai trò quan trọng hơn là tái lập lại giải phẫu chuẩn cho mô lợi và huyệt ổ răng, tạo tiền đề cho việc sử dụng trụ phục hình cá nhân hóa trong công nghệ trồng răng implant cá nhân hóa (giải pháp trồng răng DCT).

Đa phần trụ lành thương cá nhân hóa đều được làm từ sứ không kim loại zirconia nên có màu trắng, có tính tương hợp sinh học rất cao, giúp việc tạo lớp biểu mô lát hiệu quả hơn.

trụ lành thương cá nhân hóaQuy trình sản xuất và sử dụng trụ lành thương cá nhân hóa

Thời điểm sử dụng trụ lành thương.

Trụ lành thương có thể được sử dụng ngay sau khi cắm trụ implant hoặc ở thì 2, sau khi implant đã tích hợp, bác sĩ sẽ phẫu thuật thì 2, rạch lợi, bộc lộ implant và đặt trụ lành thương.

Việc lựa chọn đặt healing ở thời điểm nào phụ thuộc vào mức độ ổn định của trụ implant sau khi cắm, trong trường hợp lực đặt implant đạt 35N trở lên sẽ có thể đặt luôn trụ lành thương.

Tóm lại, trụ lành thương là một cấu phần gián tiếp nhưng lại vô cùng quan trọng trong cấy ghép răng implant. Trước đây, trụ lành thương có chỉ có vai trò giúp lợi liền và kích thích tạo hàng rào sinh học cho trụ phục hình. Ngày nay, với xu hướng trồng răng implant cá nhân hóa, trụ lành thương đóng vai trò vô cùng quan trọng, quyết định tới cả tính sinh học, tình thẩm mỹ lẫn sự ổn định lâu dài của răng implant.

Nguyễn Hoàng Dương

Bác sĩ

Tu nghiệp chuyên sâu về trồng răng implant tại Đại học Y Hà Nội

Chứng chỉ chuyên môn

  • Chứng chỉ cấy ghép Implant do Bộ Y tế cấp
  • Đạt thành tích xuất sắc khóa học về Chuyên đề Cấy ghép răng trong trường hợp khuyết hổng xương, cấy ghép implant tức thì và tải lực tức thì do BV Răng Hàm Mặt Trung Ương tổ chức
  • Tốt nghiệp chuyên sâu về GRB với Titanium và tải tức thì với implant do Giáo sư Mejed Abu Arqub đào tạo
  • Tốt nghiệp chuyên sâu chuyên đề Làm thế nào để đạt được thành công lâu dài khi phẫu thuật implant cho bệnh nhân mất răng bán phần do Giáo sư Daniel trường ĐH Bern đào tạo
  • Tốt nghiệp chuyên sâu chuyên đề: Ứng dụng kỹ thuật số trong implant nha khoa do TS Bs. Trần Hùng Lâm, Bs. Phạm Hoài Nam và Bs. Marcus Marcussen đào tạo

Bài viết này có hữu ích không?

Chưa có bài đánh giá.

Tin cùng chủ đề

Giới thiệu cấu tạo Implant với 3 bộ phận quan trọng
Răng Implant mô phỏng cấu tạo của một răng người thật, gồm 3 bộ phận chính là trụ Implant, trụ phục hình và mão răng sứ. Ngoài ra, bác sĩ có thể gắn trụ lành thương sau cắm Implant để giúp quá trình tái tạo mô lợi diễn ra hiệu quả và ít biến chứng hơn.  Bài viết này sẽ cung cấp thông tin chi tiết về cấu tạo Implant, đồng thời so sánh trực quan giữa các loại phổ biến trên thị trường, giúp cô chú/anh chị có thêm thông tin khi quyết định vật liệu trồng răng Implant.
Bác sĩ giải đáp: “Trồng răng Implant có uống bia được không?”
Bác sĩ Nguyễn Gia Bảo - Giám đốc chuyên môn Chuyên khoa cấy ghép Implant tại Nha khoa Lạc Việt Intech, với hơn 10 năm kinh nghiệm và đã thực hiện thành công hơn 1.000 ca trồng răng Implant, chia sẻ đôi lời về vấn đề này: Khi trồng răng Implant, việc tuân thủ chế độ ăn uống theo chỉ định của bác sĩ là rất quan trọng để bảo vệ Implant. Tuy nhiên, một số người có đời sống và công việc thường xuyên tiếp xúc với rượu bia băn khoăn liệu sau khi trồng răng Implant có uống bia được không. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp ý kiến tư vấn từ bác sĩ về chế độ ăn uống để đảm bảo quá trình hồi phục diễn ra suôn sẻ.
4 cách giảm tình trạng đau sau khi cắm Implant nhanh chóng, hiệu quả
Đau sau khi cắm Implant là hiện tượng bình thường, tuy nhiên một số trường hợp đau kéo dài, kèm các biểu hiện bất thường như sưng tấy, chảy mủ, ... sẽ cần các biện pháp xử lý kịp thời nhằm tránh các hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe răng miệng. Bài viết dưới đây sẽ giải đáp nguyên nhân của tình trạng đau sau khi cắm Implant và gợi ý cô chú/anh chị cách giảm sưng đau, an toàn, hiệu quả.
Sau khi trồng răng Implant nên ăn gì để răng Implant lành thương nhanh
Chỉ từ 3 đến 5 tiếng sau khi trồng răng Implant, cô chú/anh chị có thể ăn uống bình thường. Tuy nhiên, chế độ ăn uống trong thời gian này cần tuân thủ một số điều để tăng cường sức đề kháng, hỗ trợ quá trình lành thương. Bài viết sau đây sẽ chia sẻ những kinh nghiệm sau khi trồng răng Implant nên ăn gì từ các bác sĩ chuyên khoa, giúp cô chú/anh chị xây dựng thực đơn hiệu quả, an toàn và phù hợp với từng tình trạng sức khỏe của từng người.
Bác sĩ giải đáp: “Trồng răng Implant có gây mê không?”
Bác sĩ Nguyễn Hoàng Dương - chuyên gia cấy ghép Implant tại Nha khoa Lạc Việt Intech với nhiều năm kinh nghiệm khôi phục nụ cười và cải thiện chất lượng cuộc sống qua các ca cấy ghép Implant thành công có chia sẻ: Trong các ca phẫu thuật lớn, gây mê là phương pháp giúp bệnh nhân mất ý thức tạm thời, không cảm nhận được đau đớn, từ đó đảm bảo sự ổn định trong suốt quá trình phẫu thuật kéo dài. Phương pháp này thường áp dụng cho những ca đại phẫu đòi hỏi kiểm soát chặt chẽ về tình trạng sức khỏe. Tuy nhiên, khi nói đến cấy ghép răng Implant - một tiểu phẫu nha khoa phổ biến, nhiều người cũng thường thắc mắc liệu trồng răng Implant có gây mê không. Điều đó phụ thuộc vào từng trường hợp cụ thể, trong nội dung dưới đây sẽ làm rõ vấn đề này.
Công nghệ trồng răng Implant 2024 - Đặt trụ chính xác, giảm đau hiệu quả
Phương pháp phục hình răng Implant ngày càng đạt độ chính xác và hoàn thiện cao do sự ra đời của các công nghệ trồng răng Implant hiện đại. Trong bài viết này, nha khoa Lạc Việt Intech sẽ cùng cô chú/anh chị tìm hiểu chi tiết về các công nghệ hiện đại đang được ứng dụng trong trồng răng Implant, cùng những lưu ý quan trọng giúp cô chú/anh chị lựa chọn công nghệ phù hợp.

Đăng ký tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn