Bị mất 1 răng hàm có sao không?

Nguyễn Hoàng Giang

23/09/2024

Mất 1 răng hàm là tình trạng rất thường gặp trong các bệnh lý răng miệng. Vì vậy rất nhiều bạn băn khoăn rằng mất 1 răng hàm có sao không? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho các bạn thông tin về vai trò của răng hàm và hậu quả của tình trạng mất 1 răng hàm, hãy cùng theo dõi nhé.

Răng hàm nằm ở vị trí nào?

null

Răng hàm nằm ở vị trí sâu bên trong

Hàm răng người trưởng thành thông thường có 28-32 chiếc răng, chia thành 4 nhóm răng: Răng cửa, răng nanh, răng hàm nhỏ (răng cối nhỏ) và răng hàm lớn (răng cối lớn). Như vậy có thể thấy rằng có 2 loại răng hàm là răng hàm nhỏ và răng hàm lớn. Tuy nhiên khi nói “răng hàm”, ta ngầm hiểu đang nói đến nhóm răng hàm lớn.

Răng hàm nằm ở vị trí trong cùng của cung hàm, được đánh số là răng số 6, 7 và 8. Trong đó răng số 6 (răng hàm lớn thứ nhất) và số 7 (răng hàm lớn thứ hai) là hai răng có chức năng vô cùng quan trọng trong quá trình ăn nhai, còn răng số 8 được coi là “răng thừa” vì có ít chức năng quan trọng.

Vai trò của răng hàm

Răng hàm lớn thứ nhất (răng số 6) và thứ hai (răng số 7)

  • Nhai nghiền thức ăn

Răng hàm lớn thứ nhất và thứ hai là hai răng đóng vai trò chính trong hoạt động ăn nhai. Chúng có kích thước lớn nhất trong tất cả các răng, mặt nhai rộng và lớn với nhiều múi rãnh. Chức năng của chúng là nhận thức ăn chuyển đến từ nhóm răng phía trước để thực hiện nghiền nát thức ăn trước khi đưa xuống dạ dày.

  • Xác định khớp cắn

Răng số 6 là răng vĩnh viễn mọc đầu tiên trên cung hàm, vì vậy chúng có chức năng định hình khớp cắn. Điều đó có nghĩa là vị trí các răng vĩnh viễn mọc lên sau này sẽ phụ thuộc nhiều vào vị trí răng số 6 mọc lên.

Răng hàm lớn thứ ba (răng số 8)

Răng số 8 hầu như không có chức năng quan trọng nào trên cung hàm. Vì răng số 8 có tỉ lệ mọc lệch, mọc ngầm và mọc sai khớp cắn rất lớn, nên chúng không đóng vai trò ăn nhai. Về thẩm mỹ, răng số 8 nằm ở vị trí trong cùng của cung hàm, nên chúng không ảnh hưởng đến thẩm mỹ nụ cười cũng như thẩm mỹ mặt ngoài.

Mất 1 răng hàm có sao không?

Để trả lời câu hỏi mất 1 răng hàm có sao không thì ta cần xét xem đó là răng hàm nào? Dưới đây là hậu quả của mất 1 răng hàm trong từng trường hợp.

Mất một răng hàm lớn thứ nhất (răng số 6) hoặc thứ hai (răng số 7)

null

Mất răng số 7 sẽ làm giảm khả năng ăn nhai

Đối với răng hàm số 6 và 7 khi bị mất thì chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng. Mất 1 răng số 6 hoặc số 7 sẽ để lại rất nhiều hậu quả nghiêm trọng, bao gồm:

  • Giảm khả năng ăn nhai

Đây là hậu quả có thể nhìn thấy rõ nhất của việc mất 1 răng hàm. Chỉ cần 1 chiếc răng hàm bị mất thôi cũng làm giảm đáng kể khả năng nhai nghiền của bộ răng. Tại vị trí mất răng, bạn sẽ cảm thấy nhai thức ăn khó khăn hơn và không được hiệu quả như thường.

  • Ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa thức ăn nói chung

Khi hiệu quả nhai bị giảm do mất 1 răng hàm, thức ăn sẽ không được nghiền đủ nhỏ trước khi nuốt xuống dạ dày. Điều này làm tăng nặng công việc cho dạ dày. Dạ dày sẽ cần làm việc nhiều hơn để tiêu hóa được những thức ăn đó. Sức khỏe của dạ dày và sức khỏe toàn thân từ đó sẽ bị ảnh hưởng không tốt.

Hậu quả này sẽ không nhìn thấy được nếu việc mất 1 răng hàm được khắc phục sớm trong một thời gian ngắn. Nhưng nếu thời gian mất răng quá dài thì bạn sẽ thấy được những tác động xấu mà nó gây ra rất rõ rệt. 

  • Sai lệch khớp cắn

Dưới tác động của các cơ khi ăn nhai, nói chuyện thì răng có xu hướng xô lệch vào khoảng trống mất răng. Chính vì vậy, các răng liền kề khoảng trống trên cùng một cung hàm sẽ xô lệch không kiểm soát. Đồng thời, các răng đối diện tiếp khớp tương ứng với răng mất sẽ bị trồi vào khoảng mất răng. Tất cả các sai lệch này góp phần làm cho khớp cắn của bạn không còn đúng nữa. Thời gian mất răng càng lâu thì sai khớp cắn càng nghiêm trọng và việc khắc phục càng khó khăn.

  • Mất chi phí phục hình

Với vai trò quan trọng của răng số 6 và số 7, việc phục hình các răng này nếu bị mất đi là điều bắt buộc. Có nhiều phương pháp để phục hình những răng này, mỗi phương pháp đều có các ưu, nhược điểm khác nhau. Chi phí cho các phương án điều trị này cũng khác nhau nhưng chúng đều không hề nhỏ. Chính vì vậy, hãy cố gắng chăm sóc răng miệng thật tốt để không phải chi tiêu cho một chiếc răng giả.

>>> Xem thêm: Mất răng hàm có bị hóp má không

Mất răng hàm lớn thứ ba (răng số 8)

null

Răng số 8 không có chức năng nhiều cho bộ hàm

Như đã đề cập trước đó, răng số 8 là răng có rất ít chức năng trên cung hàm. Không những vậy, nó thường hay gây ra các biến chứng như sâu răng, viêm quanh thân răng, làm ảnh hưởng đến răng liền kề, sang chấn mô mềm,… Vì vậy kể cả khi răng số 8 có chỉ định nhổ bỏ thì nó cũng không để lại hậu quả gì, thậm chí còn giúp bạn loại đi nhiều nguy cơ mắc bệnh lý răng miệng.

Vậy khi 1 răng hàm bị mất là răng số 8 thì bạn hãy yên tâm rằng không cần phải tìm cách phục hình nó.

Mất 1 răng hàm nên xử lý như thế nào?

Mất răng hàm là một tình trạng khá phổ biến và có thể gây ra nhiều phiền toái trong cuộc sống hàng ngày. Tuy nhiên, bạn không cần quá lo lắng vì hiện nay có rất nhiều phương pháp phục hình răng hiệu quả. Giải pháp phục hình răng mang lại những ưu điểm sau:

  • Ngăn ngừa tiêu xương, duy trì thể tích xương hàm.
  • Bảo vệ các răng còn lại khỏi tình trạng xô lệch, mòn răng.
  • Cải thiện chức năng nhai, khắc phục vấn đề rối loạn tiêu hóa.
  • Nâng cao thẩm mỹ, ngăn ngừa tình trạng hóp má.

Dưới đây là một số phương pháp phục hình răng phổ biến cho tình trạng mất răng hàm:

Trồng răng implant 

Đây là biện pháp phục hồi răng mất hiện đại và tiên tiến nhất hiện nay. Trồng răng implant sử dụng một trụ răng giả (implant) làm bằng kim loại, có tác dụng thay thế chân răng, đặt vào bên trong xương hàm. Sau đó thông qua một mối nối (abutment) để nâng đỡ răng giả phía trên. Thân răng giả này có hình thể và kích thước tương tự như thân răng hàm đã bị mất, giúp phục hồi chức năng cho nó.

Răng implant được đánh giá là phương pháp khôi phục răng mất tốt nhất hiện nay do có tính thẩm mỹ cao, răng implant ăn nhai chắc chắn như răng thật. Nhược điểm của trồng răng implant là chi phí cao và thường mất khoảng 3 tháng để hoàn tất quá trình điều trị. 

Cầu răng sứ

Cầu răng sứ là phương pháp phục hình cho một răng hàm bị mất, bằng cách sử dụng một dải răng sứ gồm 3 đơn vị. Hai chụp răng ngoài cùng được đặt lên trên hai răng thật, còn răng ở giữa chính là thân răng đã bị mất. Phương pháp này chỉ áp dụng cho trường hợp mất răng số 6 hoặc mất răng số 7 nhưng có răng số 8 mọc thuận lợi làm trụ cầu.

Phương pháp này có thời gian thực hiện nhanh chóng, tốn ít chi phí. Tuy  nhiên, nhược điểm là cần phải mài cùi các răng thật kế cận.

Như vậy ta có thể thấy rằng câu hỏi mất 1 răng hàm có sao không? Sẽ có câu trả lời tùy từng trường hợp khác nhau. Ngoại trừ răng mất là răng số 8, các răng hàm khác nếu bị mất đều để lại hậu quả nghiêm trọng.

Chính vì vậy, nếu bạn đang bị mất 1 răng hàm, đừng chần chừ không đến các phòng khám nha khoa để được thăm khám và tư vấn phù hợp.

Trồng răng Implant – phương pháp khôi phục răng hàm hiệu quả nhất

Trồng răng implant hiện đang là phương pháp phục hình răng mất được ưa chuộng nhất hiện nay. Với nhiều ưu điểm vượt trội, implant đã giúp hàng triệu người lấy lại hàm răng chắc khỏe, tự tin và thoải mái khi ăn nhai. Phương pháp trồng răng Implant mang lại nhiều ưu điểm cho người mất răng hàm như:

  • Ngăn ngừa tiêu xương: trụ implant được đặt trực tiếp vào xương hàm sẽ kích thích xương phát triển, bám vào trụ titan và ngăn ngừa tình trạng tiêu xương, hóp má hoặc lệch mặt.
  • Chức năng nhai hoàn hảo: răng implant hoạt động giống như răng thật, giúp chúng ta nhai thức ăn một cách thoải mái, không lo bị vướng víu hay lung lay. 
  • Tính thẩm mỹ cao: răng sứ trên Implant có màu sắc, hình dáng giống răng thật, giúp khách hàng có một nụ cười tự nhiên và hài hòa. 
  • Thời gian sử dụng lâu dài: với chất liệu titanium có tính tương thích sinh học cao, răng implant có tuổi thọ rất cao, có thể sử dụng suốt đời nếu được chăm sóc đúng cách.
  • Không ảnh hưởng đến răng bên cạnh: khi trồng răng implant, bác sĩ không cần mài nhỏ các răng bên cạnh nên giúp bảo tồn răng thật tối đa. 

Hiện nay, giải pháp trồng răng implant cá nhân hóa DCT sẽ mang tới cho quý khách hàng một trải nghiệm trồng răng implant chính xác, an toàn với kết quả thẩm mỹ và có thể ăn nhai trọn đời. Điều này có được là nhờ việc ứng dụng các công nghệ, kỹ thuật hiện đại nhất vào quá trình điều trị khép kín, được cá nhân hóa mọi quy trình. Nha khoa Lạc Việt Intech đang là đơn vị tiên phong ứng dụng thành công giải pháp trồng răng implant DCT tại Việt Nam. 

Quy trình trồng răng implant chuẩn y khoa 

Dưới đây là quy trình trồng răng implant theo tiêu chuẩn:

Bước 1: Khám và tư vấn

Bác sĩ sẽ tiến hành khám răng, chụp X-quang để đánh giá tình trạng xương hàm, số lượng răng mất, tình trạng nướu và các yếu tố liên quan khác. Dựa trên kết quả khám, bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn về phương pháp trồng răng phù hợp nhất, số lượng implant cần thiết và thời gian điều trị dự kiến.

Với giải pháp trồng răng implant cá nhân hóa DCT, khách hàng sẽ được lên kế hoạch điều trị trên phần mềm tích hợp trí tuệ nhân tạo Ai. Bác sĩ sẽ lựa chọn vị trí, hướng đặt implant và tiến hành cắm implant giả lập trên phần mềm. Sau đó, dữ liệu sẽ được hiện thực hóa trên máng hướng dẫn phẫu thuật Guideline bằng phương pháp in 3D. 

Bước 2: Gây tê

Vùng răng cần trồng implant sẽ được gây tê cục bộ để không cảm thấy đau trong quá trình thực hiện.

Bước 3: Tạo lỗ chờ và đặt trụ Implant

Bác sĩ sẽ sử dụng dụng cụ chuyên dụng để tạo một lỗ nhỏ trên xương hàm theo đúng vị trí đã lên kế hoạch. Trụ Implant được làm bằng titanium sẽ được đặt vào lỗ đã tạo, sau đó cố định chắc chắn.

Với khách hàng trồng răng implant DCT, bác sĩ sẽ khoan tạo lỗ chờ với máng hướng dẫn phẫu thuật Guideline nên sẽ đảm bảo an toàn, chính xác, ít đau đớn và ít chảy máu hơn so với các phương pháp đặt trụ implant truyền thống. 

Bước 4: Chờ lành thương và tích hợp

Thông thường, trụ implant cần từ 2-6 tháng để tích hợp hoàn toàn vào xương hàm. Trong thời gian này, khách hàng sẽ được gắn răng tạm để đảm bảo thẩm mỹ và chức năng ăn nhai. Sau khi tích hợp, tụ implant sẽ dần gắn chặt với xương hàm tạo thành một khối thống nhất, đảm bảo độ bền vững cho răng sứ sau này.

Hiện nay, một số khách hàng trồng răng implant cá nhân hóa DCT sẽ được đặt trụ lành thương cá nhân hóa thay thế cho trụ lành thương thông thường. Điều này sẽ giúp cho quá trình lành thương diễn ra nhanh chóng, đồng thời tạo lập được khoảng phục hình lý tưởng cho răng implant. 

Bước 5: Lấy dấu hàm và chế tạo mão răng sứ

Sau khi trụ Implant đã tích hợp hoàn toàn, bác sĩ sẽ tiến hành lấy dấu hàm để chế tạo mão răng sứ. Mão răng sứ được chế tạo từ các vật liệu như sứ, zirconia, có màu sắc và hình dáng giống như răng thật. Thay vì sử dụng phương pháp lấy dấu thông thường, Nha khoa Lạc Việt Intech sử dụng hệ thống máy scan dấu răng để đảm bảo thu thập dữ liệu chính xác tuyệt đối. 

Trước đây, hầu hết các nha khoa đều sử dụng trụ phục hình bán sẵn đi kèm với trụ implant. Tuy nhiên, những trụ phục hình này thường có kích thước nhỏ, chỉ có một hoặc một vài kích thước, hình dạng cố định để sử dụng chung cho tất cả các răng. Do đó, khách hàng có thể gặp phải tình trạng tụt lợi, hở cổ răng implant sau một thời gian sử dụng. 

Để khắc phục vấn đề này, Nha khoa Lạc Việt Intech ứng dụng giải pháp DCT sử dụng trụ phục hình cá nhân hóa và răng sứ 3D Pro Multilayer được chế tác bằng công nghệ CAD/CAM theo chuẩn số đo của từng răng. 

Bước 6: Gắn mão răng sứ

Mão răng sứ được gắn lên trụ implant thông qua khớp nối abutment (còn được gọi là trụ phục hình). Bác sĩ sẽ tiến hành điều chỉnh để đảm bảo mão răng vừa khít, thoải mái và có tính thẩm mỹ cao.

Bước 7: Theo dõi và chăm sóc

Sau khi hoàn tất quá trình điều trị, khách hàng vẫn cần đến nha khoa để khám định kỳ theo chỉ định của bác sĩ để kiểm tra tình trạng implant và vệ sinh răng miệng đúng cách.

Trồng răng implant là giải pháp tối ưu để khắc phục tình trạng mất răng hàm, mang lại cho bạn một hàm răng chắc khỏe, thẩm mỹ và tự tin. Nếu bạn đang tìm kiếm một giải pháp phục hình răng lâu dài và hiệu quả, trồng răng implant chính là lựa chọn mang lại hiệu quả cao.

 

Bài viết này có hữu ích không?

Chưa có bài đánh giá.

Tin cùng chủ đề

TOP 5 cách chữa hôi miệng bằng dầu dừa 99% hiệu quả
Trong dầu dừa có chứa nhiều axit béo và các chất oxi hóa có tác dụng ức chế sự hình thành của vi khuẩn. Do vậy, chữa hôi miệng bằng dầu dừa được nhiều người áp dụng như một “bài thuốc” hiệu quả.
Xem tướng răng cửa dự đoán giàu nghèo chính xác tới 95,5%
Từ xưa đến nay, người ta đã quan niệm “Cái răng cái tóc là góc con người” bởi hàm răng và mái tóc chính là những tiêu chuẩn không thể thiếu khi đánh giá một người. Bên cạnh đó, thông qua hàm răng, chúng ta có thể đoán được tính cách, vận mệnh con người ra sao. Cùng tìm hiểu bí quyết xem tướng răng cửa qua bài viết sau đây!
KHÔNG BIẾT CÓ THAI ĐI NHỔ RĂNG CÓ SAO KHÔNG?
Nhổ răng khi mang thai có sao không? Liệu có ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ và bé, chúng ta cùng nhau tìm hiểu về chủ đề này nhé!
NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT KHI TRẺ 4 TUỔI BỊ SÂU RĂNG HÀM
Trẻ nhỏ là đối tượng dễ bị sâu răng bởi hàm răng nhạy cảm, non yếu, đặc biệt trẻ 4 tuổi bị sâu răng hàm rất phổ biến bởi đây là lúc trẻ ăn vặt khá nhiều mà chưa ý thức được vấn đề vệ sinh răng miệng của mình.
5 Dấu hiệu tiêu xương răng dễ nhận biết nhưng bị bỏ qua
Tiêu xương răng là một vấn đề nha khoa phổ biến, ảnh hưởng không nhỏ đến thẩm mỹ và chức năng ăn nhai của răng miệng. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, tình trạng này có thể dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng. Vậy làm sao để nhận biết sớm các dấu hiệu tiêu xương răng? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn tình trạng này và nhận biết sớm được chúng.
Ăn thịt gà bị nhức răng có phải do bệnh lý viêm nha
Vì sao ăn thịt gà gây nhức răng? Đây là băn khoăn của không ít người do nhiều thông tin cho rằng việc ăn thịt gà khiến tình trạng sưng đau trở nên nghiêm trọng hơn. Sự thật đằng sau câu chuyện ăn thịt gà gây nhức răng là gì?

Đăng ký tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn