Phân loại, cách điều trị răng móm – BS Lạc Việt Intech chia sẻ

Quản trị viên

23/08/2024

Răng móm (khớp cắn hạng III – khớp cắn ngược) là tình trạng răng hàm dưới bị nhô ra trước nhiều so với răng hàm trên hoặc ngược lại, răng hàm trên quá lui sau so với hàm dưới. Bác sĩ Lạc Việt Intech chia sẻ phân loại, cách điều trị răng móm phù hợp đảm bảo không ảnh hưởng đến sức khỏe.

Phân loại răng móm

Hơn 90% khách hàng hiện nay gặp tình trạng răng móm, tuy nhiên mỗi quý khách hàng đều chưa nắm bắt được nguyên nhân răng móm và cách điều trị răng móm thế nào?


Cận cảnh bệnh nhân gặp tình trạng răng móm

Phân loại theo nguyên nhân

Bác sĩ niềng răng Lạc Việt Intech xin chia sẻ quý khách hàng 2 nguyên nhân chính dẫn đến răng móm để nắm bắt được một cách chính xác nhất nhé.

  • Do di truyền:

Theo Hiệp hội nha khoa Hoa Kỳ, 70% ca bệnh răng móm là do di truyền. Nếu trong gia đình bạn đã có người bị móm (đặc biệt là bố, mẹ hoặc anh, chị, em ruột) thì nguy cơ mắc phải tình trạng khớp cắn ngược của bạn khá cao.

  • Do thói quen xấu:

Thói quen xấu rất ít gây ra khớp cắn hạng III, nhưng cũng có những trường hợp móm do nguyên nhân này.

Phân loại khớp cắn

Phân loại một số nguyên nhân móm bắt đầu từ nguyên nhân khớp cắn giúp dễ dàng nhận biết nhanh nhất nhé do bác sĩ có nhiều năm kinh nghiệm phân tích

  • Móm do răng

Cắn ngược do răng xảy ra khi trục răng 2 hàm bất thường, có thể là răng trước hoặc răng sau. Trục răng cửa hàm trên đổ lưỡi, răng cửa dưới đổ ngoài sẽ làm giảm độ cắn chìa, gây cắn ngược nhóm răng cửa. Tương tự với các răng sau, nếu cung răng hàm trên hẹp do rối loạn mọc răng sẽ dẫn đến cắn chéo/ cắn ngược răng sau.

  • Móm do xương

Khớp cắn hạng III xương xảy ra khi kém phát triển xương hàm trên hoặc quá phát xương hàm dưới hoặc kết hợp cả hai. Những trường hợp này muốn cải thiện 100% thì khách hàng cần phải phẫu thuật chỉnh hình xương.

  • Móm do răng và xương

Sai lệch khớp cắn này kết hợp giữa rối loạn trục răng và bất thường tương quan xương.


Dấu hiện tình trạng răng móm do răng và xương
  • Móm do vị trí động học của xương hàm dưới

Tình trạng này xảy ra khi các răng 2 hàm bị rối loạn về khớp cắn, có điểm chạm sớm làm xương hàm dưới xoay ngược chiều kim đồng hồ (xương hàm dưới xoay lên trên và ra trước). Đây là hạng III giả – do trượt chức năng xương hàm dưới.

Chỉnh nha có thể điều trị răng móm những trường hợp nào?

Sau đây mách bạn những trường hợp có thể điều trị niềng răng sai khớp cắn từ răng móm giúp khách hàng nắm bắt thông tin cụ thể.

  • Móm do răng

Tình trạng này hoàn toàn có thể điều trị được bằng nắn chỉnh răng. Bác sĩ sẽ đưa trục răng về tương quan chuẩn và giải khớp cắn ngược.


Bác sĩ trực tiếp điều trị răng móm cho bệnh nhân
  • Móm do xương chưa có sự bù trừ của trục răng

Như đã trình bày ở trên, những trường hợp cắn ngược do xương cần được điều trị bằng phẫu thuật để cải thiện hoàn toàn. Tuy nhiên, nhiều khách hàng lựa chọn chỉnh nha bù trừ, điều chỉnh làm ngả trục răng hàm trên và cụp răng hàm dưới để giải móm.

  • Móm do động học xương hàm dưới

Điều trị chỉnh nha có thể cải thiện tối đa tình trạng này bằng cách loại bỏ các điểm chạm sớm, định vị xương hàm dưới về vị trí chuẩn. Lúc này, bệnh nhân sẽ hết cắn ngược và cải thiện thẩm mỹ 100%.

Hi vọng bài biết này đã giúp quý khách hàng hiểu rõ hơn về răng móm hay khớp cắn ngược. Nếu có bất kì thắc mắc nào, bạn hãy để lại bình luận dưới bài viết này hoặc gọi điện đến số Hotline của Nha khoa Lạc Việt Intech để được giải đáp.

Bài viết này có hữu ích không?

Chưa có bài đánh giá.

Tin cùng chủ đề

Bọc răng sứ và dán sứ veneer: Đâu là giải pháp hoàn hảo cho nụ cười?
Bọc răng sứ và dán sứ veneer nổi lên như hai “ngôi sao sáng” trong lĩnh vực nha khoa thẩm mỹ. Cả hai phương pháp này đều mang đến khả năng biến đổi đáng kinh ngạc, giúp khắc phục nhiều khuyết điểm về hình thể và màu sắc răng. Bài viết này sẽ đưa cô chú anh chị đi sâu vào bản chất của từng phương pháp, so sánh chi tiết ưu nhược điểm, những trường hợp nên và không nên áp dụng giúp cô chú anh chị đưa ra quyết định sáng suốt nhất cho nụ cười của mình.
Cảnh báo 7 sai lầm khi bọc răng sứ khiến bạn mất tiền oan
Bọc răng sứ là giải pháp thẩm mỹ răng phổ biến, giúp cải thiện nụ cười nhanh chóng. Tuy nhiên, nếu chỉ định sai hoặc thực hiện không đúng kỹ thuật, phương pháp này có thể gây nhiều biến chứng. Răng sứ bản chất không xấu, vấn đề nằm ở cách thực hiện. Bài viết sau sẽ phân tích rõ lợi ích, rủi ro và những điều cần lưu ý khi bọc răng sứ.
Răng sứ thỏ có nên làm không? Những điều bạn cần biết trước khi quyết định
Răng sứ thỏ là dáng răng được nhiều bạn trẻ yêu thích bởi khả năng tạo nên nụ cười đáng yêu, xinh xắn và đầy thu hút. Nhưng răng sứ thỏ là gì? Có phải ai làm cũng hợp? Làm thế nào để có dáng răng thỏ tự nhiên, hài hòa với khuôn mặt mà vẫn giữ được nét cá tính riêng? Hãy cùng Nha khoa Lạc Việt Intech tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây nhé.
Hôi miệng có chữa dứt điểm được không? 5 cách điều trị hôi miệng hiệu quả nhất
Hôi miệng là một tình trạng âm thầm nhưng dai dẳng, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự tự tin trong giao tiếp và chất lượng cuộc sống. Nhiều người cố che giấu bằng nước súc miệng, kẹo thơm… nhưng mùi hôi vẫn quay lại – bởi gốc rễ của vấn đề chưa được xử lý triệt để. Bài viết dưới đây sẽ giúp cô chú anh chị hiểu rõ về tình trạng này và gợi ý những giải pháp điều trị hiệu quả, an toàn và cá nhân hóa theo từng nguyên nhân – từ đó lấy lại hơi thở thơm mát và sự tự tin vốn có.
Răng bị ố vàng: Nguyên nhân và 7 cách tẩy trắng răng hiệu quả tận gốc
Răng bị ố vàng là tình trạng phổ biến, không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ nụ cười mà còn khiến nhiều người mất tự tin khi giao tiếp. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ nguyên nhân gây ố vàng và đâu là giải pháp phù hợp cho từng trường hợp. Bài viết dưới đây sẽ giúp cô chú anh chị nhận diện tình trạng răng, phân biệt các loại ố màu, đồng thời đưa ra những phương pháp cải thiện từ cơ bản đến chuyên sâu – an toàn, hiệu quả và được khuyến nghị bởi bác sĩ chuyên khoa.
Nên lấy cao răng tại nhà hay tại nha khoa? Quy trình ra sao?
Sự tích tụ của cao răng không chỉ gây mất thẩm mỹ mà còn là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến viêm nướu, hôi miệng, chảy máu chân răng và thậm chí là nguy cơ mất răng vĩnh viễn. Vậy nên đến nha khoa để lấy cao răng hay tự xử lý tại nhà để tiết kiệm chi phí và thời gian? Bài viết này sẽ giúp cô chú anh chị hiểu rõ những lợi ích và những rủi ro tiềm ẩn của từng lựa chọn, từ đó đưa ra quyết định sáng suốt nhất để bảo vệ nụ cười và sức khỏe dài lâu.

Đăng ký tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn