RĂNG TRẺ EM – QUÁ TRÌNH MỌC VÀ THAY RĂNG

BTV

22/09/2024

Nhiều bậc phụ huynh nuôi con nhỏ rất quan tâm chăm sóc đến con mình, đặc biệt là quá trình mọc răng sữa, thay răng sữa. Có rất nhiều người không biết đến quá trình hình thành răng của con như thế nào, thời gian bắt đầu và kết thúc quá trình mọc răng, và trình tự mọc răng trẻ em diễn ra bình thường. Để có cái nhìn đúng đắn và trang bị kiến thức cho mình khi chăm sóc răng miệng của con hãy tham khảo bài viết dưới đây.

Thay và mọc răng mới là quá trình phát triển cần thiết của trẻ

 

 

 

1. Quá trình hình thành răng trẻ em trong bụng mẹ

 

 

Quá trình mọc răng sữa được hình thành và bắt đầu ngay từ khi còn trong bụng mẹ. Quá trình mọc răng của trẻ bắt đầu từ tuần thứ 6 – 7 của thai kỳ. Những mầm răng sữa nhỏ, mỏng bắt đầu hình thành, đây cũng chính là tiền đề để răng sữa mọc lên sau này.

Đến tuần tuổi thứ 20 của thai kỳ mầm răng sẽ hình thành ở cả hai hàm trên và dưới. Quá trình này kéo dài đến tuần thứ 36, khi đó nướu răng sẽ cứng cáp hơn. Tuy nhiên mầm răng sẽ nằm trong lợi đến khi trẻ chào đời được khoảng 6 tháng tuổi mới chính thức mọc.

Từ tuần 20 đến tuần 36 của thai kỳ, mầm răng của trẻ được hình thành

Khi phụ nữ mang thai để trẻ phát triển tốt đặc biệt là răng trẻ em thì cần phải chú ý vấn đề dinh dưỡng của mẹ. Ngay từ khi mang bầu mẹ nên ăn uống đầy đủ các dưỡng chất và ăn gấp 2 lần bình thường cho cả mẹ lẫn con. Dinh dưỡng của con được lấy hoàn toàn từ người mẹ thông qua dây rốn. Chế độ dinh dưỡng lúc này vô cùng quan trọng, mẹ cần tăng cường canxi cũng như các vitamin và dưỡng chất cần thiết để xương và răng con chắc khỏe ngay từ đầu.

 

 

 

2. Quá trình mọc răng trẻ em sau khi chào đời

 

 

Rất nhiều các bậc phụ huynh quan tâm đến vấn đề răng miệng của bé nhà mình, từ thời gian bắt đầu mọc răng là lúc nào, khoảng khi nào thì kết thúc quá trình mọc răng sữa và thứ tự mọc răng trẻ em như thế nào. Khi các mẹ nắm rõ được thứ tự mọc răng thì sẽ dễ dàng nắm rõ được qúa trình thay răng của con. Và có cách chăm sóc răng miệng của con em mình một cách tốt nhất.

Mọi đứa trẻ đều phải trải qua quá trình mọc răng của mình với thứ tự nhất định. Mặc dù hình thành mầm răng từ trong bụng mẹ nhưng vừa sinh ra răng trẻ em vẫn chưa trồi ra hẳn khỏi lợi mà đến khoảng tháng thứ 6 mới bắt đầu mọc những chiếc răng đầu tiên. Có những trường hợp khi vừa sinh ra bé đã có răng sẵn rồi, nhưng trường hợp này khá ít gặp, chỉ chiếm khảng 1/ 2000.

Khoảng tháng thứ 6 sau khi chào đời, răng trẻ bắt đầu mọc

Thứ tự mọc răng trẻ em

Quá trình mọc răng sữa của bé nếu diễn ra bình thường thì sẽ có thứ tự mọc như sau:

  • Răng cửa giữa hàm dưới: từ 5 – 8 tháng tuổi.
  • Răng cửa giữa hàm trên: Từ 7 – 9 tháng.
  • Răng cửa bên hàm dưới: từ 7 – 14 tháng tuổi.
  • Răng cửa bên hàm trên: Từ 8 – 12 tháng tuổi.
  • Răng hàm sữa thứ nhất hàm dưới: Từ 12 –  20 tháng tuổi.
  • Răng hàm sữa thứ nhất hàm trên: Từ 14 – 20 tháng tuổi.
  • Răng nanh sữa hàm dưới: Từ 16 – 20 tháng tuổi.
  • Răng nanh sữa hàm trên: 18 – 24 tháng tuổi.
  • Răng hàm sữa thứ hai hàm dưới: Từ 24 – 30 tháng tuổi.
  • Răng hàm sữa thứ hai hàm trên: Từ 24 – 30 tháng tuổi.

Những biểu hiện khi mọc răng trẻ em

Khi trẻ mọc răng có rất nhiều những biểu hiện khác nhau ở mỗi trẻ mà cha mẹ cần đặc biệt chú ý để có thể biết được và có những phương pháp chăm sóc trẻ tốt nhất. Dưới đây là những biểu hiện khi mọc răng trẻ em:

  • Chảy nước dãi
  • Cằm và quanh miệng nổi ban
  • Bị ho
  • Thích cắn, mút tay hoặc các vật mà trẻ vớ được
  • Bị đau
  • Dễ cáu kỉnh
  • Từ chối bú
  • Bị tiêu chảy
  • Bị sốt
  • Ngủ không ngon
  • Có thể nổi cục ở lợi
  • Kéo tai, dùng tay chà vào má

 

 

 

3. Quá trình thay răng trẻ em

 

 

Răng trẻ em là răng sữa bắt đầu lung lay và tự rụng để nhường chỗ cho răng vĩnh viễn khi trẻ lên 6 tuổi. Thời gian ở mỗi trẻ có thể khác nhau có thể chậm hơn hoặc sớm hơn, ví dụ như bé gái thường thay răng sữa sớm hơn so với các bé trai. Các răng sữa cuối cùng được thay vào khoảng độ tuổi 12 hoặc 13.

Răng trẻ em có dấu hiệu rụng và thay răng sữa từ khoảng 6 tuổi

Thông thường các răng sữa sẽ lung lay và rụng theo thứ tự mà chúng mọc – đầu tiên sẽ là hai răng cửa ở hàm dưới, tiếp theo là hai răng cửa ở hàm trên, các răng cửa hai bên, răng hàm đầu tiên, răng nanh và răng hàm thứ hai. Trong trường hợp con của bạn bị mất một chiếc răng sữa sớm do sâu răng hoặc tai nạn nào đó thì chiếc răng vĩnh viễn có thể mọc sớm và có khả năng bị khểnh do không có đủ chỗ cho chiếc răng đó mọc.

Một số trẻ em lại cảm thấy thích thú khi thay răng sữa, trong khi một số lại lo lắng, sợ hãi về điều này. Nếu con của bạn muốn bạn nhổ một chiếc răng lung lay, cần phải đợi răng trẻ em lung lay thật mềm để nhổ vừa khỏi đau mà tránh trường hợp răng nhổ sớm lại lâu mọc. Khi  nhổ hãy nắm chiếc răng thật vững với khăn giấy hoặc miếng gạc và nhổ thật nhanh tay. Nếu răng vẫn còn chặt, hãy đợi một vài ngày và thử lại. Nếu bạn vẫn lo rằng chiếc răng sữa này chưa đủ độ lung lay thì hãy nha khoa để hỏi các bác sỹ về răng của con bạn. Bác sĩ có thể khuyên bạn cách theo dõi chiếc răng đó hoặc sẽ khuyên bạn cho con nhổ răng tại phòng khám nha khoa. Ngoài ra, nếu bạn đang tìm hiểu răng cắm implant thì hãy đến ngay Lạc Việt Intech nhé!

Chi tiết thời gian thay răng trẻ em

Răng hàm dưới Răng hàm trên
Loại răng Thời gian thay Loại răng Thời gian thay
Răng cửa giữa 6 – 7 tuổi Răng cửa giữa 7 tuổi
Răng cửa bên 7 – 8  tuổi Răng cửa bên 8 tuổi
Răng hàm 1 9 – 10 tuổi Răng hàm 1 11 – 12 tuổi
Răng nanh 10 – 11 tuổi Răng nanh 11 – 12 tuổi
Răng hàm 2 11 tuổi Răng hàm 2 12 tuổi

Nếu bạn đang nuôi con nhỏ cần phải biết những kiến thức cơ bản về thời gian mọc răng và thay răng của bé, biết được những dấu hiệu của quá trình mọc răng trẻ em để có cách chăm sóc trẻ được tốt nhất. Nếu cần sự giúp đỡ hãy liên hệ ngay Nha Khoa Lạc Việt để được các chuyên gia về răng trẻ em hàng đầu tư vấn chính xác nhất.

Bài viết này có hữu ích không?

Chưa có bài đánh giá.

Tin cùng chủ đề

Bọc răng sứ và dán sứ veneer: Đâu là giải pháp hoàn hảo cho nụ cười?
Bọc răng sứ và dán sứ veneer nổi lên như hai “ngôi sao sáng” trong lĩnh vực nha khoa thẩm mỹ. Cả hai phương pháp này đều mang đến khả năng biến đổi đáng kinh ngạc, giúp khắc phục nhiều khuyết điểm về hình thể và màu sắc răng. Bài viết này sẽ đưa cô chú anh chị đi sâu vào bản chất của từng phương pháp, so sánh chi tiết ưu nhược điểm, những trường hợp nên và không nên áp dụng giúp cô chú anh chị đưa ra quyết định sáng suốt nhất cho nụ cười của mình.
Cảnh báo 7 sai lầm khi bọc răng sứ khiến bạn mất tiền oan
Bọc răng sứ là giải pháp thẩm mỹ răng phổ biến, giúp cải thiện nụ cười nhanh chóng. Tuy nhiên, nếu chỉ định sai hoặc thực hiện không đúng kỹ thuật, phương pháp này có thể gây nhiều biến chứng. Răng sứ bản chất không xấu, vấn đề nằm ở cách thực hiện. Bài viết sau sẽ phân tích rõ lợi ích, rủi ro và những điều cần lưu ý khi bọc răng sứ.
Răng sứ thỏ có nên làm không? Những điều bạn cần biết trước khi quyết định
Răng sứ thỏ là dáng răng được nhiều bạn trẻ yêu thích bởi khả năng tạo nên nụ cười đáng yêu, xinh xắn và đầy thu hút. Nhưng răng sứ thỏ là gì? Có phải ai làm cũng hợp? Làm thế nào để có dáng răng thỏ tự nhiên, hài hòa với khuôn mặt mà vẫn giữ được nét cá tính riêng? Hãy cùng Nha khoa Lạc Việt Intech tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây nhé.
Hôi miệng có chữa dứt điểm được không? 5 cách điều trị hôi miệng hiệu quả nhất
Hôi miệng là một tình trạng âm thầm nhưng dai dẳng, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự tự tin trong giao tiếp và chất lượng cuộc sống. Nhiều người cố che giấu bằng nước súc miệng, kẹo thơm… nhưng mùi hôi vẫn quay lại – bởi gốc rễ của vấn đề chưa được xử lý triệt để. Bài viết dưới đây sẽ giúp cô chú anh chị hiểu rõ về tình trạng này và gợi ý những giải pháp điều trị hiệu quả, an toàn và cá nhân hóa theo từng nguyên nhân – từ đó lấy lại hơi thở thơm mát và sự tự tin vốn có.
Răng bị ố vàng: Nguyên nhân và 7 cách tẩy trắng răng hiệu quả tận gốc
Răng bị ố vàng là tình trạng phổ biến, không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ nụ cười mà còn khiến nhiều người mất tự tin khi giao tiếp. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ nguyên nhân gây ố vàng và đâu là giải pháp phù hợp cho từng trường hợp. Bài viết dưới đây sẽ giúp cô chú anh chị nhận diện tình trạng răng, phân biệt các loại ố màu, đồng thời đưa ra những phương pháp cải thiện từ cơ bản đến chuyên sâu – an toàn, hiệu quả và được khuyến nghị bởi bác sĩ chuyên khoa.
Nên lấy cao răng tại nhà hay tại nha khoa? Quy trình ra sao?
Sự tích tụ của cao răng không chỉ gây mất thẩm mỹ mà còn là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến viêm nướu, hôi miệng, chảy máu chân răng và thậm chí là nguy cơ mất răng vĩnh viễn. Vậy nên đến nha khoa để lấy cao răng hay tự xử lý tại nhà để tiết kiệm chi phí và thời gian? Bài viết này sẽ giúp cô chú anh chị hiểu rõ những lợi ích và những rủi ro tiềm ẩn của từng lựa chọn, từ đó đưa ra quyết định sáng suốt nhất để bảo vệ nụ cười và sức khỏe dài lâu.

Đăng ký tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn