Kết quả tra cứu
Quản trị viên
27/12/2022
Chân răng bị tụt lợi
Dưới đây là các nguyên nhân gây tụt lợi chân răng. Cụ thể:
Đây là bệnh lý nhiễm trùng lợi do vi khuẩn gây nên. Khi bị viêm nha chu, phá hủy mô lợi và các tổ chức hỗ trợ nâng đỡ răng, dẫn đến chân răng bị tụt lợi.
Yếu tố di truyền ảnh hưởng rất lớn đến đến sức khỏe răng miệng. Theo nghiên cứu, 30% dân số mắc bệnh răng miệng do di truyền.
Thực hiện đánh răng sai cách không chỉ khiến men răng bị mò và lợi cũng dần bị tụt.
Phụ nữ trong thời kỳ kinh nguyệt, mang thai và mãn kinh sẽ có sự thay đổi về nội tiết tố. Đây là thời điểm dễ vi khuẩn tấn công hơn. Do đó, thay đổi nội tiết tố cũng nguyên nhân tụt lợi chân răng ở phụ nữ.
Thói quen hút thuốc lá khiến vi khuẩn tích tụ nhiều trong khoang miệng. Do đó, không những bị tụt lợi chân răng mà còn là những đối tượng dễ gặp phải các bệnh về răng miệng khác.
Thói quen nghiến răng hay siết chặt răng cũng có thể gây quá nhiều lực trên răng, khiến lợi càng ngày càng bị tụt. Đeo đồ trang sức ở môi hoặc lưỡi: Ở những vị trí này, đồ trang sức có thể ma sát và kích thích vào lợi, khiến các mô lợi dần dần bị bào mòn.
Tụt nướu răng kèm tình trạng sưng đỏ
Không chỉ bị lộ chân răng, bệnh lý này còn khiến khách hàng có những triệu chứng kèm theo như:
Hiện tượng các mô lợi xung quanh răng mòn đi hoặc kéo trở lại từ bề mặt răng được gọi là bệnh lý tụt lợi chân răng. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh lý này gây ra những hậu quả xấu ảnh hưởng đến thẩm mỹ và sức khỏe. Cụ thể:
Răng sẽ trông dài hơn bình thường nếu xảy ra tình trạng tụt lợi. Đồng thời, giữa các răng tạo ra khoảng trống lớn khiến thức ăn dễ bị dắt vào. Điều này không chỉ gây mất thẩm mỹ mà còn khiến nhiều người mất tự tin trong giao tiếp hàng ngày.
Tụt nướu răng gây nên nguy cơ mất răng
Như đã đề cập ở trên, tụt lợi chân răng khiến răng không còn cấu trúc nâng đỡ xung quanh. Điều này khiến răng dễ bị gãy rụng.
Tụt lợi khiến ngà răng lộ ra nên răng có xu hướng nhạy cảm hơn. Khi bạn ăn uống những thực phẩm quá nóng, quá lạnh,... hay khi chải răng, bạn sẽ có cảm giác vô cùng ê buốt.
Tùy vào từng mức độ của bệnh lý mà bác sĩ sẽ đưa ra các phương pháp điều trị phù hợp. Cụ thể:
Trường hợp này khi không kèm theo biểu hiện khó chịu nào cho người bệnh, bác sĩ sẽ tiến hành làm sạch tại vùng bị tụt lợi. Theo đó, bác sĩ sẽ loại bỏ hết các mảng bám và cao răng trên bề mặt răng cho khách hàng và tiến hành kê đơn thuốc kháng sinh để có thể hiệu quả điều trị tốt nhất.
Bác sĩ sẽ tiến hành nạo túi nha chu bằng cách làm sạch sâu vi khuẩn có hại ra khỏi túi. Sau đó, khâu mô lợi tại vị trí trên gốc răng.
Hoặc nếu các mô xương nâng đã bị phá hủy, bác sĩ sẽ chỉ định tiến hành ghép xương để tái tạo lại xương và mô bị mất. Tùy vào tình trạng sức khỏe mà bác sĩ sẽ lựa chọn loại vật liệu tương thích với cơ thể của khách hàng.
Hoặc có thể ghép mô lợi để tái tạo lại cho lợi hình dạng bình thường, phục hồi lại những hư hại cũng như ngăn ngừa dấu hiệu tụt lợi chân răng tiếp tục diễn ra.
Chải răng đúng kỹ thuật
Thường xuyên thăm khám nha khoa
Để phòng tránh tụt lợi chân răng cũng như các bệnh lý về răng miệng khác, bạn nên kiểm tra sức khỏe răng miệng định kỳ tối thiểu 6 tháng/ lần. Bên cạnh đó, bác sĩ còn thăm khám, tư vấn những cách chăm sóc răng miệng tốt hơn và khắc phục những thói quen xấu.
Trên đây là những kiến thức xoay quanh chủ đề tụt lợi chân răng và cách điều trị. Bệnh lý này gây ra nhiều tác hại ảnh hưởng đến thẩm mỹ, ăn nhai và cuộc sống sinh hoạt thường ngày. Do đó, nếu xuất hiện những dấu hiệu nghi ngờ của hiện tượng này, bạn hãy liên hệ tới Nha khoa Lạc Việt Intech theo hotline 1900 6421 để được tư vấn và giải đáp chi tiết nhất.
Bác sĩ
Tu nghiệp chuyên sâu về trồng răng implant tại Đại học Y Hà Nội
Chứng chỉ chuyên môn
Tin cùng chủ đề