Niềng răng có cần nhổ răng không? Cần nhổ bao nhiêu răng?

Nguyễn Hoàng Giang

13/02/2023

Nhổ răng là một trong những vấn đề được nhiều người quan tâm nhất trước khi niềng răng. Vậy niềng răng có phải nhổ răng không? Nhổ răng nào và khi nào cần niềng răng? Bác sĩ nha khoa Lạc Việt Intech sẽ giải đáp chi tiết dưới đây.

1. Niềng răng có phải nhổ răng không? Bác sĩ giải đáp

Trong một số trường hợp nhất định, để răng có khoảng cách để di chuyển và việc niềng răng đạt hiệu quả cao nhất thì việc nhổ răng sẽ trở nên cần thiết. Tuy nhiên, không phải ai niềng răng cũng cần nhổ răng mà chỉ được bác sĩ cân nhắc kỹ lưỡng và đưa ra chỉ định nhổ răng để phù hợp với kế hoạch điều trị tại thời điểm đó.

Nhổ răng không chỉ để tạo khoảng cho răng dịch chuyển về đúng vị trí trên cung hàm mà còn giúp ngăn ngừa nguy cơ mắc phải một số bệnh lý răng miệng hay những biến chứng trong quá trình niềng răng. Nhổ răng trong khi niềng cũng có thể giúp giảm sự chen chúc, xô lệch của các răng trên cung hàm.

Niềng răng có phải nhổ răng không?

Với những trường hợp răng thưa hay răng đã đủ khoảng trống thì việc nhổ răng là không cần thiết nên bác sĩ sẽ không chỉ định nhổ răng. Số lượng răng sẽ được bảo toàn nguyên vẹn. Còn những trường hợp như răng hô, răng chen chúc, khấp khểnh nặng… sẽ cần phải nhổ răng thì răng mới có thể di chuyển và việc niềng răng mới có hiệu qua tốt như mong muốn.

Một số trường hợp niềng răng cần nhổ răng có thể kể đến như:

1.1. Răng mọc chen chúc, khấp khểnh

Với những người có khung xương hàm nhỏ, khi mọc răng không đủ diện tích sẽ dẫn đến chen chúc nhau, lộn xộn... tình trạng răng như vậy đặc biệt khó khăn trong vấn đề vệ sinh vì nhiều thức ăn thừa dắt lại mà bàn chải thông thường không thể chải sạch được. Vì vậy, cần nhổ bỏ bớt răng để có khoảng cho các răng còn lại dàn đều trên cung hàm.

1.2. Răng hô, răng móm nặng

Lúc này răng mọc chìa ra ngoài hoặc thụt vào trong quá nhiều gây mất thẩm mỹ hàm răng và mất cân đối gương mặt. Khả năng phát âm, ăn nhai và vệ sinh răng miệng hàng ngày cũng sẽ gặp khó khăn. Thông thường, bác sĩ sẽ chỉ định nhổ từ 2 - 4 răng để lấy khoảng trống cho răng di chuyển.

niềng răng không nhổ

Răng hô sẽ cần nhổ răng để răng di chuyển

1.3. Khi bị sai khớp cắn

Tình trạng lệch khớp cắn một phần là do răng mọc lệch lạc không đối xứng với nhau. Việc nhổ răng khi niềng răng sẽ giúp răng dàn đều và cân đối giữa hai hàm. Nhờ đó mà khớp cắn cũng được đưa về chuẩn.

Ngoài ra, một trường hợp cũng ít khi gặp đó là răng quá nhiều, răng mọc ngầm hay không nhổ bỏ hoàn toàn răng sữa khiến cho các răng vĩnh viễn không có khoảng trống để mọc nên chúng chen chúc nhau. Việc nhổ răng và niềng răng sẽ giúp các răng được sắp xếp lại một cách hoàn hảo, hàm răng đều hơn, đẹp hơn, ăn nhai tốt hơn.

2. Nhổ răng khi niềng sẽ nhổ răng nào?

Tùy vào tình trạng răng miệng thực tế của khách hàng và vai trò của các răng mà bác sĩ sẽ chỉ định số lượng răng cần nhổ và loại răng cần nhổ sao cho phù hợp nhất. Thông thường, bác sĩ sẽ chỉ định nhổ các răng: răng 4, răng 5 răng 8 để niềng răng vì:

Răng số 4 hay còn gọi là răng nanh là răng được chỉ định nhổ nhiều nhất khi cần phải nhổ răng để chỉnh nha. Răng số 4 có kích thước không quá lớn cũng không quá nhỏ nên khi nhổ sẽ tạo khoảng trống vừa đủ cho các răng còn lại di chuyển.

Bên cạnh đó, răng số 4 là răng nanh nên ít khi tham gia vào quá trình ăn nhai, vai trò trên cung hàm không lớn nên đây là phương án lý tưởng để nhổ bỏ khi niềng răng. Thông thường các trường hợp răng hô, móm, chen chúc... khi niềng sẽ chỉ định nhổ răng 4.

nhổ răng để niềng có ảnh hưởng gì không

Bác sĩ sẽ cân nhắc dựa trên tình trạng răng để quyết định sẽ nhổ răng nào

Răng số 5 cũng tương tự như răng số 4 nên khi nhổ bỏ sẽ không ảnh hưởng đến sức khỏe hay chức năng ăn nhai nên răng số 5 cũng thường được chỉ định khi cần phải nhổ răng.

Răng số 8 còn được gọi với tên là răng khôn. Xét về vai trò thì răng số 8 hầu như không có vai trò gì trong cung hàm vì nó mọc rất là muộn. Ngoài ra, nhiều trường hợp răng số 8 mọc lệch gây khó chịu cho chúng ta và có kích thước lớn nên khi nhổ bỏ sẽ có nhiều khoảng cách cho răng dịch chuyển.

Ngoài ra, nếu răng số 8 mọc ngầm, mọc lệch mà không được xử lý kịp thời cũng sẽ có nguy cơ gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm. Vì thế, đây cũng là sự lựa chọn ưu tiên khi nhổ răng để niềng răng.

Vấn đề nhổ răng khi niềng là một vấn đề cần được đặc biệt quan tâm vì nó có thể ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả niềng răng cũng như khả năng ăn nhai hay sức khỏe răng miệng của chúng ta. Vì vậy, hãy lựa chọn nha khoa uy tín niềng răng để có một kế hoạch điều trị chính xác nhất, an toàn nhất.

3. Nhổ răng để niềng có ảnh hưởng gì không?

Các bác sĩ chuyên khoa chỉnh nha cho biết, việc nhổ răng trong quá trình niềng răng là hoàn toàn bình thường và không gây ảnh hưởng gì đến sức khỏe răng miệng hay sức khỏe toàn cơ thể.

Tuy nhiên, bạn cần thực hiện nhổ răng hay niềng răng ở cơ sở nha khoa có chất lượng điều trị cao vì mọi sai sót trong quá trình điều trị đều có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm sau này đặc biệt là hệ thống dây thần kinh hàm dưới.

Hoặc bạn có thể đến thăm khám và điều trị tại nha khoa Lạc Việt Intech để được niềng răng bằng công nghệ X - Matrix công nghệ niềng răng hiện đại nhất hiện nay.

Công nghệ này sử dụng trí tuệ nhân tạo để lên phác đồ điều trị, nhờ đó lựa chọn được phác đồ tốt nhất, hạn chế tối đa việc nhổ răng, rút ngắn 3 - 6 tháng niềng răng, ngăn ngừa các nguy cơ về bệnh lý răng miệng, giảm 99,8% nguy cơ tái phát sau niềng.

Xem thêm video về công nghệ X - Matrix

4. Trường hợp nào niềng răng không cần nhổ răng vẫn hiệu quả?

Khi niềng răng cũng có một số trường hợp không cần nhổ răng mà vẫn hiệu quả đó là răng thưa và niềng răng trẻ em khi đang ở độ tuổi “vàng”, thực hiện nong hàm trước khi niềng răng và xẻ kẽ răng.

Trường hợp răng thưa là răng đã “quá thừa” khoảng cách, chúng ta cần niềng răng để kéo các răng sát lại với nhau. Vì thế, chúng ta không cần nhổ răng khi niềng và cũng không ảnh hưởng đến kết quả niềng răng.

Với trường hợp trẻ em trong độ tuổi “vàng” thì xương hàm còn mềm, đang trong quá trình phát triển nên răng sẽ dễ dàng di chuyển trong xương hàm mà không bị cản trở gì. Thậm chí, việc niềng răng còn góp phần nắn chỉnh lại cung hàm theo mong muốn giúp cho gương mặt cân đối hơn.

Trường hợp bạn đã thực hiện nong hàm trước khi niềng thì cung hàm cũng đã được mở rộng ra và giữa các răng đã có khoảng cách thuận lợi trước khi gắn mắc cài. Tương tự, với xẻ kẽ răng cũng vậy các răng được mài bớt nên khoảng cách giữa các răng sẽ thưa hơn và đủ khoảng trống để di chuyển.

Kết luận:

Hy vọng với những thông tin trên đây bạn đã biết được khi nào cần nhổ răng để niềng răng và nếu phải nhổ thì cần nhổ những răng nào. Hãy đến thăm khám trực tiếp nha khoa để được thăm khám chi tiết và biết được mình có cần nhổ răng không. Liên hệ 19006421 để được tư vấn hoàn toàn miễn phí.

Nguyễn Thị Hạ Linh

Bác sĩ

Tu nghiệp chuyên sâu về chỉnh nha tại Đại học Y Hà Nội

Chứng chỉ chuyên môn

  • Chứng chỉ cấy ghép Implant do Bộ Y tế cấp
  • Tốt nghiệp chuyên sâu về Chuyên đề Cấy ghép răng trong trường hợp khuyết hổng xương, cấy ghép implant tức thì và tải lực tức thì do BV Răng Hàm Mặt Trung Ương tổ chức
  • Chứng chỉ cấy ghép Implant do Bộ Y tế cấp
  • Tốt nghiệp chuyên sâu về Chuyên đề Cấy ghép răng trong trường hợp khuyết hổng xương, cấy ghép implant tức thì và tải lực tức thì do BV Răng Hàm Mặt Trung Ương tổ chức
  • Tốt nghiệp chuyên sâu về Chuyên đề Cấy ghép răng trong trường hợp khuyết hổng xương, cấy ghép implant tức thì và tải lực tức thì do BV Răng Hàm Mặt Trung Ương tổ chức

Bài viết này có hữu ích không?

Chưa có bài đánh giá.

Đăng ký tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn