Trồng răng Implant người tiểu đường nguy hiểm không? Chuyên gia giải đáp

Quản trị viên

24/02/2023

Cấy ghép implant cho người bình thường được thực hiện nhanh chóng và an toàn. Tuy nhiên, với những bệnh nhân bị tiểu đường đó là cả một thách thức lớn. Bởi, bệnh tiểu đường làm cho máu khó đông, cơ thể dễ nhiễm trùng, vết thương lâu lành,... Vậy trồng răng Implant người tiểu đường có được không? Có nguy hiểm không? Cô/chú/anh/chị cùng theo dõi bài viết dưới đây.

Tóm tắt sơ lược về bệnh tiểu đường

Bệnh tiểu đường là loại bệnh phổ biến và khá thường gặp ở người cao tuổi. 

Đái tháo đường (DM) là một nhóm các rối loạn chuyển hóa nội tiết và toàn thân được đặc trưng bởi tình trạng tăng đường huyết do giảm tiết insulin hoặc suy giảm hoạt động.

Năm 2000, tỷ lệ lưu hành toàn cầu của bệnh này là 2,8%. Con số này sẽ tăng lên 4,4% vào năm 2030. Trên lâm sàng, đái tháo đường được chia thành đái tháo đường phụ thuộc insulin (tuýp I) và đái tháo đường không phụ thuộc insulin (typ II).

Đái tháo đường tuýp 1 là một bệnh tự miễn dịch liên quan đến sự phá hủy tế bào β tuyến tụy, chủ yếu xảy ra ở thanh thiếu niên; trong khi đái tháo đường týp 2 là một bệnh đa yếu tố được đặc trưng bởi sự thiếu hụt insulin tương đối, chủ yếu gặp ở người lớn.

Bệnh tiểu đường có trồng răng được không? Nguy hiểm không?

Mối tương quan giữa tiểu đường và răng miệng

Bệnh tiểu đường gây ra các bệnh lý về răng miệngBệnh tiểu đường gây ra các bệnh lý về răng miệng

Bệnh tiểu đường và sức khỏe răng miệng có quan hệ mật thiết và ảnh hưởng lẫn nhau, bệnh răng miệng được gọi là "biến chứng lớn thứ sáu" của bệnh tiểu đường. Một số dữ liệu cho thấy bệnh tiểu đường là một yếu tố nguy cơ gây viêm nha chu và tỷ lệ mắc bệnh viêm nha chu ở bệnh nhân tiểu đường cao gấp đôi so với người bình thường.

Những thay đổi bệnh lý của bệnh tiểu đường, chẳng hạn như khả năng miễn dịch thấp, bệnh mạch máu nhỏ và phân hủy collagen, có thể làm giảm sức đề kháng của mô mềm và mô cứng của nha chu, làm trầm trọng thêm sự phá hủy mô nha chu và dẫn đến viêm nha chu.

Đồng thời, nhiễm trùng nha chu cũng có thể ảnh hưởng đến việc kiểm soát lượng đường trong máu của bệnh nhân đái tháo đường. Những yếu tố cùng tồn tại này dẫn đến tiêu xương ổ răng dần dần và cuối cùng dẫn đến mất răng.

Ngoài ra, các biến chứng răng miệng khác của bệnh tiểu đường như viêm nướu, khô miệng, sâu răng và tổn thương quanh chóp do nhiễm trùng có thể dẫn đến tăng tỷ lệ mất răng. Do đó, bệnh tiểu đường làm tăng nguy cơ mất răng một phần hoặc toàn bộ hàm.

Mặt khác, mất răng càng làm sức khỏe răng miệng xấu đi, chức năng răng miệng và hàm càng suy yếu, những thay đổi này trực tiếp dẫn đến những thay đổi trong hành vi ăn uống của bệnh nhân đái tháo đường. 

Bệnh nhân mất răng giảm tiêu thụ thực phẩm lành mạnh dẫn đến chế độ ăn thiếu vitamin, khoáng chất, chất xơ và protein và chỉ có thể được bù đắp bằng chế độ ăn nhiều chất béo và cholesterol, ảnh hưởng trực tiếp đến việc kiểm soát lượng đường trong máu. Do đó, sức khỏe răng miệng là một vấn đề cần cân nhắc trong việc quản lý bệnh tổng thể của những người mắc bệnh tiểu đường.

Bị tiểu đường có cấy ghép implant được không?

Có thể cấy ghép implant cho bệnh nhân tiểu đườngCó thể cấy ghép implant cho bệnh nhân tiểu đường

Bệnh nhân đái tháo đường có trồng răng implant được hay không phụ thuộc vào những điểm sau. 

Đầu tiên, kiểm soát lượng đường trong máu của bệnh nhân. Điều đó có nghĩa là, bệnh nhân tiểu đường trước tiên nên kiểm tra lượng đường trong máu trước khi thực hiện cấy ghép nha khoa, và nên tiến hành kiểm tra huyết sắc tố glycosyl hóa. Bởi vì chỉ số này phản ánh mức độ ổn định của lượng đường trong máu của bệnh nhân trong một thời gian dài. Do đó, bệnh nhân đái tháo đường muốn trồng răng implant nên kiểm soát đường huyết lúc đói và được cấy ghép khi chỉ số từ 7 - 8 mmol/lít.

Mặt khác, bệnh nhân đái tháo đường không được thực hiện cấy ghép implant khi xuất hiện một trong 3 chỉ số sau đây:

  • Đường huyết lúc đói ≥ 10 mmol/L.
  • Đường huyết ≥ 11,1 mmol/L 2 giờ sau khi nạp đường.
  • Huyết sắc tố glycosyl hóa ≥ 6,5%.

Nếu bệnh nhân đái tháo đường thực hiện cấy ghép răng thì rủi ro sẽ cao hơn so với người bình thường. Do lượng đường trong máu cao ở bệnh nhân tiểu đường có thể gây ra những bất thường về chuyển hóa. Chính vì vậy, sau khi cấy ghép implant bệnh nhân tiểu đường cũng cần kiểm soát lượng đường trong máu ở trạng thái ổn định để kéo dài tuổi thọ răng implant.

Trồng răng implant người tiểu đường nguy hiểm không? 

Các bác sĩ chuyên gia tại Lạc Việt Intech cho biết: Lo ngại nhất của các bác sĩ khi tiến hành điều trị implant cho người tiểu đường đó là những nguy cơ liên quan đến nhiễm trùng trong miệng. Như chúng ta đã biết, một trong những biến chứng hay gặp ở những người tiểu đường không kiểm soát đó là mất răng sớm. Vì tiểu đường tới tình trạng mất răng, do đó khi phục hình răng đã mất bằng trồng răng implant, bác sĩ cũng cần phải quan tâm đến bệnh lý này.

Khi mà bệnh nhân đái tháo đường không được điều trị ổn định kết hợp với viêm nhiễm ở vùng trong miệng, bác sĩ phải tiến hành tuần tự từng bước một trong quá trình cấy ghép implant.

Đầu tiên, bác sĩ sẽ điều trị đường huyết về chỉ số an toàn. Thứ hai, điều trị viêm quanh răng như: điều trị nha chu, nhổ bỏ các răng không thể bảo tồn để loại bỏ tất cả viêm nhiễm do các răng đó gây ra. Sau đó, có thể cấy ghép implant bình thường.

Tóm lại, cấy ghép implant cho những người tiểu đường khá là an toàn và người bệnh không phải quá lo lắng nếu như đảm bảo các yếu tố cần thiết.

>> Xem thêm: Bệnh cao huyết áp trồng răng Implant được không

Công nghệ trồng răng implant tiên tiến cho người tiểu đường

Hai trong số những biến chứng của tiểu đường là chậm lành thương và máu khó đông. Do đó, nếu cấy ghép implant cho những trường hợp này, bác sĩ cần phải hết sức cẩn trọng và đòi hỏi phải được thực hiện bởi công nghệ điều trị tiên tiến. Nếu cô chú/anh chị đang băn khoăn giá trồng răng Implant hiện nay là bao nhiêu, hãy tìm hiểu để có sự chuẩn bị tốt nhất về mặt tài chính của mình.

Công nghệ trồng răng implant Safe - tech đang được Nha khoa Lạc Việt Intech ứng dụng đang là công nghệ tiên tiến nhất hiện nay cho những bệnh nhân mất răng nói chung và những bệnh nhân bị bệnh đái tháo đường mất răng nói riêng.

Với Smart - tech trong Safe - tech, công nghệ cảm biến hồng ngoại sẽ tầm soát tổng thể toàn bộ cấu trúc xương hàm, những nơi chứa đựng nhiều tế bào gốc nhất,  đặc biệt an toàn, tránh động mạch thần kinh và các vi mạch máu. Giúp bác sĩ lựa chọn vị trí xương tốt nhất để đặt implant, gia tăng tỷ lệ tích hợp xương gần như tuyệt đối.

Bên cạnh đó, công nghệ Stop - hurt kết hợp sóng siêu âm cao tần, giúp quá trình điều trị nhẹ nhàng, nhanh chóng, không sưng, không đau, không chảy máu.

Có thể thấy rằng, công nghệ Safe - tech tại Nha khoa Lạc Việt Intech đã giải quyết những khó khăn mà bệnh nhân tiểu đường khi mất răng gặp phải. Từ đó, những bệnh nhân này có thể phục hình răng đã mất bằng phương pháp trồng răng implant, khôi phục chức năng ăn nhai và thẩm mỹ.

Bệnh nhân bị tiểu đường 10 cấy ghép implant thành công bằng công nghệ Safe - techBệnh nhân bị tiểu đường 10 cấy ghép implant thành công bằng công nghệ Safe - tech

Xem thêm về công nghệ trồng răng implant Safe - tech:

Lưu ý trước và sau khi trồng răng implant cho người tiểu đường

Đối với những người bị bệnh tiểu đường khi muốn cấy ghép implant thì cần lưu ý một số điều trước và sau điều trị sau đây:

  1. Kiểm tra chỉ số đường huyết và điều trị các bệnh về nha chu trước khi thực hiện trồng răng implant
  2. Người bệnh nên sử dụng các loại thuốc hạ đường huyết có tác dụng bảo vệ xương, các loại thuốc hạ đường huyết cổ điển như metformin, insulin đều có tác dụng bảo vệ xương nhất định.
  3. Kiểm soát tốt lượng đường trong máu có thể cải thiện tỷ lệ thành công của cấy ghép nha khoa, bệnh nhân tiểu đường nên kiểm soát mức độ glycosyl hóa huyết sắc tố trong vòng 7%.
  4. Bệnh nhân tiểu đường nên tái khám tình trạng sức khỏe răng miệng 6 tháng/lần sau khi điều trị.
  5. Không hút thuốc lá và hạn chế các thực phẩm không tốt cho sức khỏe như chất béo, tinh bột.
  6. Đánh răng bằng bằng chải lông mềm, tránh chải răng quá mạnh có thể gây chấn thương mô nướu. 

Tóm lại, bệnh nhân đái tháo đường có thể cấy ghép implant như người bình thường nếu như kiểm soát chỉ số đường huyết tốt. Do đó, nếu cô/chú/anh/chị mất răng và bị tiểu đường có thể liên hệ tới Nha khoa Lạc Việt Intech để phục hình lại răng bằng phương pháp trồng răng implant.

Nguyễn Ngọc Bảo

Bác sĩ

Tu nghiệp chuyên sâu về trồng răng implant tại Đại học Y Hà Nội

Chứng chỉ chuyên môn

  • Chứng chỉ cấy ghép Implant do Bộ Y tế cấp
  • Tu nghiệp chương trình đào tạo cấy ghép impalnt của Dentium ACADEMY, Hàn Quốc
  • Tốt nghiệp chuyên sâu về cấy ghép implant On1 Concept Nobel Biocare, Thuỵ Điển
  • Hoàn thành xuất sắc chương trình cập nhật công nghệ trồng răng implant 2021 do các Giáo sư Dolly Patel, Mihir Shah, Bela Dave, Ina Patel đào tạo
  • Tốt nghiệp chuyên sâu về trồng răng implant và tái tạo xương do Giáo sư Brijesh A.Patel trực tiếp đào tạo

Bài viết này có hữu ích không?

Chưa có bài đánh giá.

Tin cùng chủ đề

Từ A-Z về trụ Implant Kuwotech: Nguồn gốc, cấu tạo & chi phí
Trụ Implant Kuwotech là dòng trụ Implant đến từ Hàn Quốc nổi bật với chất lượng cao, mang lại khả năng ăn nhai và khả năng thẩm mỹ cho người bị mất răng nhờ vào việc áp dụng công nghệ tiên tiến vào quy trình sản xuất. Bài viết dưới đây sẽ khái quát cho cô chú/anh chị các thông tin liên quan về dòng trụ này.
[Review trồng răng Implant] Bóc trần 7+ sự thật về răng Implant
Trồng răng Implant đang dần trở thành lựa chọn phổ biến trong phục hình răng mất nhờ độ bền cao, tính thẩm mỹ và khả năng ăn nhai gần như răng thật. Tuy nhiên, giữa nhiều thông tin quảng cáo chưa kiểm chứng, không ít người gặp khó khăn khi tìm hiểu phương pháp này. Bài review trồng răng Implant dưới đây sẽ bóc tách các khía cạnh thực tế, giúp cô chú/anh chị có thêm cơ sở trước khi quyết định điều trị.
4 dấu hiệu cảnh báo Implant tích hợp xương kém cần lưu ý!
Cấy ghép Implant là phương pháp phục hình răng an toàn và tốt nhất hiện nay, tuy nhiên vẫn tồn tại nguy cơ thất bại khi quy trình thực hiện không đảm bảo. Nhiều trường hợp mất răng trở lại chỉ sau thời gian ngắn do trụ Implant tích hợp xương kém. Bài viết sau đây sẽ giúp cô chú/anh chị hiểu đúng về quá trình này, từ đó chủ động hơn trong việc lựa chọn trụ, bác sĩ và cách chăm sóc để đạt kết quả bền vững.
Tìm hiểu chi tiết trụ Implant MIS C1 có tốt không?
Trụ Implant MIS C1 là dòng trụ cao cấp xuất xứ từ Đức được nhiều nha khoa tại Việt Nam tin tưởng sử dụng. Vậy dòng trụ Implant MIS C1 có tốt như lời đồn hay không? Bài viết dưới đây sẽ trình bày chi tiết về cấu tạo, ưu nhược điểm và chi phí giúp cô chú/anh chị có thêm sự lựa chọn trước khi cấy ghép Implant.
Trụ Implant Paltop có xuất xứ từ quốc gia nào? Có tốt không?
Implant Paltop là dòng trụ Implant được nghiên cứu và sản xuất tại Hoa Kỳ, hiện đang được sử dụng rộng rãi tại nhiều quốc gia Châu Âu. Với thiết kế tối ưu và công nghệ xử lý tiên tiến giúp bảo vệ mô xương hàm, trụ Implant Paltop được các bác sĩ lựa chọn trong nhiều trường hợp. Nếu cô chú/anh chị quan tâm đến trụ Implant Paltop và muốn tìm hiểu đặc điểm, ưu nhược điểm của dòng trụ này, hãy cùng theo dõi trong bài viết dưới đây!
Giới thiệu trụ Implant NTA: Xuất xứ, cấu tạo và chi phí
Trụ Implant NTA là dòng trụ Implant nội địa Hàn Quốc, được sản xuất theo tiêu chuẩn công nghệ hiện đại với nhiều ưu điểm nổi bật. Bài viết sau sẽ cung cấp thông tin chi tiết về đặc điểm cấu tạo, ưu, nhược điểm và địa chỉ uy tín để trồng răng Implant NTA, giúp cô chú/anh chị có thêm sự lựa chọn trước khi cấy ghép Implant.

Đăng ký tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn