Kết quả tra cứu
Quản trị viên
14/02/2023
Dây cung niềng răng là khí cụ chỉnh nha thiết yếu khi niềng răng mắc cài. Nếu không có dây cung thì không thể niềng răng mắc cài được. Để răng có thể di chuyển đúng hướng, đúng lộ trình thì không thể thiếu mắc cài và dây cung.
Dây cung được thiết kế có hình dạng dài và mảnh để gắn cố định trong rãnh mắc cài. Có nhiệm vụ kết nối các mắc cài và tạo lực kéo để răng có thể chuyển động. Để niềng răng hiệu quả, bác sĩ sẽ tiến hành siết lực bằng cách tác động lên dây cung định kỳ 6 – 8 tuần/lần (tùy loại mắc cài bạn lựa chọn).
Ngoài ra, nếu lựa chọn niềng răng mắc cài truyền thống thì bác sĩ sẽ sử dụng chun buộc để cố định dây cung với mắc cài. Khi lựa chọn mắc cài tự động thì không cần sử dụng chun mà mắc cài được thiết kế thêm nắp trượt tự động để dây cung có thể tự động ổn định trong rãnh mắc cài. Sự kết hợp chặt chẽ của dây cung và mắc cài sẽ giúp nắn chỉnh hiệu quả mọi sai lệch trên răng.
Dây cung là khí cụ chỉnh nha thiết yếu khi niềng răng mắc cài
Như đã nói ở trên, dây cung niềng răng được xem một trong các khí cụ niềng răng quan trọng nhất, nó có tác dụng chính là tạo lực và đưa các răng sai lệch về lại vị trí chuẩn trên cung hàm. Ở mỗi giai đoạn khác nhau, dây cung sẽ mang lại tác dụng khác nhau.
Dây cung sử dụng trong giai đoạn này phải là loại có độ đàn hồi tốt và không quá cứng. Thông thường loại dây cung tốt nhất để sử dụng trong giai đoạn này là dây cung Niti. Và để giúp răng dàn đều nhanh và hiệu quả nhất, kích thước dây cung loại 0.014 và 0.016 hay được các bác sĩ sử dụng nhất trong giai đoạn này.
Để có khoảng cách cho răng dịch chuyển thì một số trường hợp sẽ cần nhổ răng. Sau khi răng được dàn đều sẽ bước sang giai đoạn đóng khoảng. Bạn sẽ nhìn thấy được sự thay đổi rõ rệt trên khuôn mặt mình.
Ở giai đoạn này, bác sĩ sẽ sử dụng dây cung từ thép không gỉ (Stainless Steel) để mở không gian phía sau và điều chỉnh không gian phía trước và cân đối lại sự chênh lệch giữa hai hàm. Giai đoạn này kéo dài từ 4 – 6 tháng và kích thước dây cung phù hợp là loại 0.016 x 0.025 và 0.019 x 0.025.
Đây là giai đoạn cuối cùng khi niềng răng mắc cài. Thông thường bạn sẽ chỉ cần mất 2 – 8 tuần là có thể điều chỉnh khớp cắn. Dây cung phù hợp cho giai đoạn này là dây cung Niti cỡ 0.019 x 0.025.
Mỗi giai đoạn khác nhau dây cung sẽ có vai trò khác nhau
Xem thêm: Các giai đoạn niềng răng
Có rất nhiều loại dây cung khác nhau để sử dụng trong từng giai đoạn khác nhau, chúng được chế tạo từ các loại hợp kim. Trong đó, phổ biến nhất là thép không gỉ, hợp kim niken – titan (NiTi) và hợp kim Titan – Beta. Tùy vào thành phần cấu tạo, chúng ta có thể phân ra 5 loại dây cung với các kích thước như sau.
Dây cung niken được sử dụng phổ biến trong chỉnh nha
Có nhiều loại dây cung đang được sử dụng như dây thép không gỉ, dây Tungsten, dây titanium và dây NITI, trong đó loại tốt nhất là dây NITI kích hoạt nhiệt đang được sử dụng tại Nha khoa Lạc Việt Intech.
NITI kích hoạt nhiệt được tạo ra nhờ sự kết hợp của 2 loại kim loại bán quý là Titanium và Niken, luyện kim theo tỉ lệ 79,68% là titan, 20,04% là Niken, một số ít phụ chất xúc tác luyện kim và kích hoạt.
Dây cung kích hoạt nhiệt tự trình với kích thước khác nhau phù hợp với từng giai đoạn và được được xử lý nhiệt. NITI kích hoạt nhiệt ở trạng thái dẻo dưới nhiệt độ lạnh và khi ở trong miệng (37 độ C) sẽ chuyển trở lại hình dạng ban đầu .Một trong những đặc điểm nổi bật nhất của kiểu loại dây cung này chính là khả năng chuyển dạng theo nhiệt độ.
Ưu điểm nổi bật:
Một số hợp kim từ kim loại quý như: vàng, bạc, bạch kim… đã được nhà khoa học Edward Angle sử dụng trong nha khoa từ năm 1887. Dây cung làm từ các hợp kim này có khả năng chống mài mòn tốt, có độ đàn hồi cao, tuy nhiên, chi phí để sử dụng loại dây cung này lớn hơn các loại dây cung khác.
Thành phần chính của dây làm bằng kim loại quý sẽ là: Bạch kim (5 – 10%), Palladi (5 – 10%), Niken (1 – 2%), Vàng (55% – 65%) và Đồng(11 – 18%).
Dây cung Stainless Steel được sử dụng lần đầu tiên trên thị trường vào năm 1929. Đây là loại dây cung đầu tiên có thể thay thế loại dây cung hợp kim quý để giảm thiểu chi phí niềng răng. Dây cung từ thép không gỉ có chi phí rẻ hơn nhiều so với dây cung từ kim loại quý kể trên.
Dây cung từ thep không gỉ cũng cứng chắc và không bị oxy hóa trong môi trường khoang miệng, có độ đàn hồi cao nên có thể hoạt động hiệu quả trong quá trình niềng răng. Thành phần chính của dây cung thép không gỉ bao gồm: 17 – 25% Chromium, 8 – 25% Niken và 1 – 2% Carbon.
Loại dây cung này được sử dụng lần đầu tiên vào năm 1950 với thành phần chính bao gồm: 40% coban, 20% crom, 16% sắt, 15% niken. Dây cung Cobalt - Chromium có ưu điểm tạo ra lực kéo mạnh tuy nhiên lại không cứng chắc như các loại dây cung khác nên không sử dụng được cho các trường hợp răng lệch lạc nặng, phức tạp. Vì thế, ngày nay rất ít nha khoa sử dụng loại dây cung này để niềng răng cho khách hàng.
Dây cung Titan - Beta có thành phần bao gồm: 79% Titanium, 11% Molypden, 6% Zirconium và 4% Tin. Loại dây cung này có thể tăng hoặc giảm chiều dài trong quá trình niềng răng cho bệnh nhân và mang lại hiệu quả chỉnh nha tương đối tốt.
Trên đây là những chia sẻ của bác sĩ chuyên khoa chỉnh nha tại nha khoa Lạc Việt Intech về các loại dây cung niềng răng thường dùng trong chỉnh nha và công dụng của chúng ở từng giai đoạn. Nếu bạn cần hỗ trợ thêm thông tin hoặc cần tư vấn về tình trạng răng hãy liên hệ hotline 19006421 hoặc đến trực tiếp nha khoa để được thăm khám miễn phí.
Bác sĩ
Tu nghiệp chuyên sâu về chỉnh nha tại Đại học Y Hà Nội
Chứng chỉ chuyên môn
Tin cùng chủ đề